Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phái

Chuyên mục hỏi đáp pháp luật, tư vấn pháp luật. Nếu bạn có vướng mắc hãy đăng tải tại đây để cộng đồng dân luật giải đáp, tư vấn dùm.
MinhHoa
Thành viên
Bài viết: 1
Ngày tham gia: 02:13 - 14/4/2024
Được cảm ơn: 6 lần
Tiếp xúc:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phái

Bài viết chưa xem by MinhHoa »

Phân tích trình tự, thủ tục kỷ luật đối với công chức biệt phái theo quy định của pháp luật hiện hành.
​​​​​​​
Có ai có thể phân tích thủ tục kỷ luật của công chức biệt phái giúp em với ạ 
Những người đã cảm ơn MinhHoa vì bài viết (tổng: 6):
minhminh97, lethuyvan, Admin, Ngoc Hien, Nguyễn Văn Sơn, Lê Hoàng

Từ khóa:
Nguyễn Văn Thái
Điều hành viên
Bài viết: 39
Ngày tham gia: 00:37 - 7/4/2018
Đã cảm ơn: 135 lần
Được cảm ơn: 40 lần
Tiếp xúc:

Phân tích trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật công chức biệt phái

Bài viết chưa xem by Nguyễn Văn Thái »

Nghị định 112/2020/NĐ-CP được ban hành nhằm hướng dẫn một số quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008, trong đó có trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phái.

Thế nào là công chức biệt phái?

Theo Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức biệt phái được hiểu là công chức được cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý biệt phái đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật công chức biệt phái:
  • ​​​​​​​Khoản 4 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 nêu rõ: Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức.
  • Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về (i) nguyên tắc xử lý kỷ luật; (ii) việc áp dụng các hình thức kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm; (iii) thẩm quyền xử lý kỷ luật; (iv) trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Dưới đây là bài viết phân tích về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phái:
​​​​​​​Nghị định 112/2020/NĐ-CP cụ thể hóa các bước trong quy trình, thủ tục kỷ luật công chức biệt phái, bao gồm:
  • Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm công chức biệt phái;
  • Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật công chức biệt phái;
  • Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật công chức biệt phái.
Lưu ý:
  • Trường hợp công chức đang đối mặt với quá trình khởi tố, tạm giữ hoặc tạm giam đợi quyết định từ cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, truy tố và xét xử về các hành vi vi phạm pháp luật thì không Tổ chức họp kiểm điểm;
  • Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không Tổ chức họp kiểm điểm và Thành lập Hội đồng kỷ luật công chức biệt phái;
Cụ thể:

Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm công chức biệt phái

- Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm:

  • Nếu người bị kiểm điểm là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hoặc đơn vị sử dụng công chức phải chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm. Thành phần tham dự cuộc họp sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 của Điều này.
  • Nếu người bị kiểm điểm là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu, thì lãnh đạo của cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức sẽ chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.​​​​​​​
- Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm gồm: Ngoài (i) Toàn thể công chức của đơn vị cấu thành (nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác là đơn vị cấu thành) hoặc Toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức (nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức không có đơn vị cấu thành) còn phải có (ii) Đại diện lãnh đạo của cơ quan cử công chức biệt phái.

- Tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức biệt phái:
+ Cuộc họp kiểm điểm bắt đầu bằng việc người chủ trì tuyên bố lý do cuộc họp và thông báo các nội dung sau:
  • Tóm tắt về quá trình công tác;
  • Hành vi vi phạm;
  • Các biện pháp kỷ luật đã ban hành (nếu có);
  • Thời điểm xảy ra hành vi vi phạm và thời điểm phát hiện;
  • Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người vi phạm;
  • Thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Người vi phạm có thể trình bày bản kiểm điểm, trong đó mô tả hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm không tham dự cuộc họp, thì cuộc họp vẫn diễn ra sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp.
+ Thành viên tham dự cuộc họp có thể phát biểu, đưa ra ý kiến về các nội dung quy định.
+ Cuối cùng, người chủ trì cuộc họp sẽ kết luận và nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản.

- Gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật

Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc, tính từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp sẽ gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Báo cáo sẽ phải trình bày rõ các nội dung sau:
  • Mô tả hành vi vi phạm, đặc điểm và hậu quả của hành vi vi phạm;
  • Phân tích các tình tiết làm tăng hoặc giảm nghiêm trọng của vi phạm;
  • Xác định trách nhiệm của người vi phạm;
  • Xác định thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
  • Đưa ra kiến nghị về việc xử lý kỷ luật, bao gồm hình thức kỷ luật (nếu có) và quy trình thực hiện.

Bước 2: Thành lập và họp Hội đồng kỷ luật công chức biệt phái

- ​​​​​​​Thành lập Hội đồng kỷ luật công chức biệt phái​​​​​​​
Chậm nhất là sau 05 ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật công chức biệt phái. Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức gồm: ... (Xem Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).

- Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức biệt phái có hành vi vi phạm:

+ Chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật công chức biệt phái:
  • Trước ngày tổ chức cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới công chức vi phạm ít nhất 07 ngày làm việc trước. Công chức vi phạm nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp công chức vi phạm vẫn vắng mặt sau khi đã gửi giấy triệu tập lần thứ 3, Hội đồng kỷ luật sẽ tiến hành họp, kể cả khi công chức đó vẫn vắng mặt.
  • Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức vi phạm đang công tác; đại diện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, hoặc cá nhân liên quan tham dự cuộc họp. Những người được mời có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật, nhưng không có quyền bỏ phiếu về hình thức kỷ luật.
  • Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu và hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, cũng như ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
  • Hồ sơ xử lý kỷ luật được trình bày trước Hội đồng kỷ luật bao gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của công chức, biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức và các tài liệu liên quan khác.
+ Trình tự họp Hội đồng kỷ luật công chức biệt phái:
  • Chủ tịch Hội đồng kỷ luật giới thiệu lý do và các thành viên tham dự.
  • Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm và các tài liệu liên quan.
  • Người vi phạm đọc bản tự kiểm điểm. Trong trường hợp người vi phạm vắng mặt hoặc không làm bản tự kiểm điểm, Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay.
  • Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
  • Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến.
  • Người vi phạm có thể phát biểu ý kiến. Nếu người vi phạm không tham dự hoặc không phát biểu ý kiến, Hội đồng kỷ luật tiếp tục các bước còn lại.
  • Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật.
Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp, sau đó ký biên bản cùng với Thư ký Hội đồng kỷ luật.

Bước 3: Ra quyết định xử lý kỷ luật công chức biệt phái
​​​​​​​
​​​​​​​Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật công chức biệt phái gửi kiến nghị việc xử lý kỷ luật đến cấp có thẩm quyền. Cùng với biên bản cuộc họp và hồ sơ xử lý kỷ luật.

​​​​​​​Cấp có thẩm quyền sau đó (i) ra quyết định xử lý kỷ luật hoặc (ii) kết luận rằng công chức biệt phái không vi phạm. Quyết định được đưa ra trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các tài liệu từ Hội đồng kỷ luật. Trong trường hợp vi phạm phức tạp, thời hạn xử lý có thể được kéo dài và cấp có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phái được quy định tại Khoản Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể:
  1. Đối với các công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hoặc đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm, họ sẽ tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
  2. Đối với các công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý, hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức, họ sẽ tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Ở cấp xã, Chủ tịch UBND huyện sẽ tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
  3. Đối với các công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái sẽ tiến hành xử lý kỷ luật và thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Hồ sơ và quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
  4. Trong trường hợp công chức vi phạm trong thời gian làm việc tại cơ quan, tổ chức, hoặc đơn vị trước đó và vi phạm này chỉ được phát hiện khi chuyển sang cơ quan mới và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật, thì cơ quan cũ sẽ tiến hành xử lý kỷ luật. Hồ sơ và quyết định xử lý kỷ luật sẽ được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.
  5. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, hoặc sáp nhập, những người có trách nhiệm liên quan sẽ bàn giao hồ sơ để cơ quan nơi công chức đang công tác thực hiện việc xử lý kỷ luật. Hồ sơ và quyết định kỷ luật công chức sẽ được gửi về cơ quan quản lý công chức.
  6. Đối với các công chức làm việc trong TÁN và VKSND, thẩm quyền xử lý kỷ luật sẽ được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Ps: Nay hơi bận, làm sương sương vậy đã, mai tui làm tiếp nha @MinhHoa
Ghi rõ nguồn: Diễn đàn Học Luật (diendan.hocluat.vn) khi sao chép nội dung này.
Những người đã cảm ơn Nguyễn Văn Thái vì bài viết (tổng: 11):
Admin, Ngoc Hien, Nguyễn Văn Sơn, SinhvienK44, oniison12312, pntinh199ĐHL, Nguyễn Thị Thảo, Thanh Nam, Huyền Dương, Nguyễn Cao Cường và một người nữa
gache456
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 19:13 - 19/1/2021
Đã cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 2 lần
Tiếp xúc:

Re: Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phái

Bài viết chưa xem by gache456 »

Hay quá, mình cũng đang cần nội dung này luôn ấy. Cảm ơn bác Thái nha!
Những người đã cảm ơn gache456 vì bài viết (tổng: 2):
Nguyễn Văn Thái, Admin
Nguyễn Văn Thái
Điều hành viên
Bài viết: 39
Ngày tham gia: 00:37 - 7/4/2018
Đã cảm ơn: 135 lần
Được cảm ơn: 40 lần
Tiếp xúc:

Re: Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phái

Bài viết chưa xem by Nguyễn Văn Thái »

Oke bạn nhé!
Mình sẽ chỉnh sửa lại nội dung để cụ thể hơn.
Những người đã cảm ơn Nguyễn Văn Thái vì bài viết (tổng: 4):
Admin, Huyền Dương, Nguyễn Cao Cường, Lê Hoàng
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách