Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm [2023]

Nơi lý tưởng để dân luật giao lưu, trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận về mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày.
luatthiendi
Thành viên
Bài viết: 15
Ngày tham gia: 17:26 - 10/2/2023
Được cảm ơn: 17 lần
Tiếp xúc:

Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm [2023]

Bài viết chưa xem by luatthiendi »

Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (VSATTP) trở thành điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vậy thủ tục đăng ký làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào và phí gồm những gì?
 1. Tại sao cần phải làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩmVệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên thị trường nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng. Do vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, vì thế việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.Sau đây là những lý do bắt buộc các cơ sở kinh doanh thực phẩm cần phải đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:– Các cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ hơn về các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, có biện pháp can thiệp, xử phạt kịp thời và đúng lúc đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.– Các cơ sở kinh doanh tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.– Đồng thời phân tích nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, có cách phòng ngừa và khắc phục hợp lý cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của mình.
Làm giấy phép an toàn thực phẩm là điều kiện thiết yếu của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm– Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như một lời đảm bảo của thương nhân, sự quản lý của nhà nước đối với người tiêu dùng.– Việc có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là tuân thủ quy định về an toàn thực phẩmXem thêm: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?2. Các đối tượng nào cần làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTPTheo Điều 11 và Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ngoại trừ:
  • Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Sơ chế nhỏ lẻ, không có địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm cố định;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn, thức ăn đường phố;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Sản xuất, kinh doanh vật liệu, dụng cụ chứa đựng, bao gói thực phẩm.
Lưu ý: Các cơ sở nêu trên sẽ không cần thực hiện thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm nếu đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận sau đây:
  • Thực hành sản xuất tốt (GMP);
  • Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;
  • Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);
  • Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 2000);
  • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
  • Các loại giấy chứng nhận khác tương đương còn hiệu lực.
3. Hướng dẫn thủ tục đăng ký xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ nhất3.1. Hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồmHồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP đầy đủ gồm có:- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Hướng dẫn trình tự hồ sơ thủ tục đăng ký xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm3.2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩmTheo Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định 3 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hiện nay là Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tùy vào từng hoạt động kinh doanh mà cơ quan cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau.1. Bộ Công Thương: Cấp giấy phép VSATTP cho các ngành nghề thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các loại dầu thực vật, sữa chế biến, nước giải khát, bia, rượu, sản phẩm chế biến tinh bột, bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…;2. Bộ ý tế: Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho các ngành nghề: thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ gia, các phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm được quy định bởi Bộ Y tế.3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản, sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối (bao gồm toàn bộ quá trình từ trồng trọt đến thu hoạch).3.3. Thời gian xử lý giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩmThời gian xử lý hồ sơ đăng ký cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở và tiến hành: Cấp giấy phép an toàn thực phẩm (cơ sở đủ điều kiện VSATTP)Nếu kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục. Cơ sở có thể khắc phục trong thời gian không quá 30 ngày và báo cáo kết quả khắc phục. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu thì Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở, trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thông báo bằng văn bản cơ sở và cơ quan quản lý tại địa phương.4. Giải đáp các câu hỏi thường gặp trong quá trình làm làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm4.1. Theo quy định về an toàn thực phẩm nếu không làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có bị phạt không và phạt bao nhiêu?Dưới đây là quy định về mức xử phạt nếu không đăng ký giấy phép VSATTP:➨ Mức 1: Phạt từ 20.000.000 đồng - 60.000.000 đồng nếu vi phạm 1 trong 2 lỗi sau:
  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng giấy phép đã hết hiệu lực (trừ các trường hợp không phải xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm).
➨ Mức 2: Phạt từ 30.000.000 đồng - 80.000.000 đồng nếu vi phạm 1 trong 2 lỗi sau:
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng giấy phép đã hết hiệu lực (trừ các trường hợp không phải xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm).
➨ Mức 3: Phạt từ 40.000.000 đồng - 120.000.000 đồng nếu vi phạm 1 trong 2 lỗi sau:
  • Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng không có giấy chứng nhận GMP hoặc giấy chứng nhận GMP đã hết hiệu lực (ngoại trừ trường sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế);
  • Buôn bán, lưu thông sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước đã được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP hoặc giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01/07/2019 mà không thực hiện bổ sung giấy chứng nhận GMP trước khi sản xuất.
Sau khi bị xử phạt hành chính, các cơ sở vi phạm lỗi ở mức 2 hoặc mức 3 sẽ bị yêu cầu thu hồi thực phẩm đã sản xuất và phân phối ra thị trường đồng thời bị buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm vi phạm.4.2. Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là bao nhiêuHiện nay, tùy vào ngành nghề kinh doanh và quy mô của cơ sở mà chi phí bỏ ra để làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau. Thực tế, các chi phí làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các chi phí sau đây:- Chi phí kiểm nghiệm:- Chi phí thẩm định cơ sở:- Lệ phí của việc xin giấy phép an toàn thực phẩm:- Các khoản chi phí đi lại:Xem chi tiết lệ phí xin giấy phép vệ sinh toàn thực phẩm cập nhật mới nhất: TẠI ĐÂY4.3. Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm (VSATTP) trọn gói ở đâu uy tínTHIÊN DI là một trong những đơn vị cung cấp Dịch Vụ Xin Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Chúng tôi luôn tự hào là nơi mang đến những dịch vụ và giải pháp kinh doanh hoàn hảo nhất.- THIÊN DI luôn luôn ”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.Nếu quý khách hàng đang gặp khó khăn trong vấn đề đăng ký làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, các chuyên gia THIÊN DI sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách.5. Thông tin liên hệĐịa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCMĐiện thoại: 028.6293 9377- 0981-317 075 – 097 98 04444Email: info@luatthiendi.comWebsite: luatthiendi.com
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Bing [Bot] và 50 khách