Cơ quan giải quyết các vụ việc cạnh tranh

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Cơ quan giải quyết các vụ việc cạnh tranh

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Trên thế giới, việc giải quyết các vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác nhau. Ở Hoa Kỳ, việc giải quyết các tranh chấp đối với các vụ việc về cạnh tranh thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thương mại Liên bang. Ngoài ra, cơ quan này cũng có thẩm quyền chung với Bộ Tư pháp xử lý các vụ việc vi phạm đạo luật Clayton năm 1914. Ở Anh, có bốn cơ quan thực hiện chính sách cạnh tranh và pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh bao gồm Cục Cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp, Phòng Thương mại lành mạnh, Uỷ ban về độc quyền và hợp nhất và Toà án. Ở Cộng hoà Liên bang Đức, việc thực hiện pháp luật chống hạn chế cạnh tranh do Cục Cạnh tranh liên bang và Tòa án đảm nhiệm. Ở Pháp, Thụy điển và Litva, Cơ quan quản lý cạnh tranh có tên là Hội đồng cạnh tranh. Ở Nhật Bản, Cơ quan quản lý cạnh tranh là Uỷ ban Thương mại công bằng Nhật Bản.

Theo thống kê của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tính đến năm 2003, đã có tới 82 nước và vùng lãnh thổ có luật điều tiết hoạt động cạnh tranh và kiểm soát độc quyền với bốn mô hình khác nhau. Theo thống kê của Bộ Công thương, trong tổng số 48 Cơ quan quản lý cạnh tranh của 48 nước và vùng lãnh thổ thì có 3 nước, Cơ quan quản lý cạnh tranh là một cơ quan thuộc Quốc hội. Có 5 nước mà tại đó Cơ quan quản lý cạnh tranh là một cơ quan ngang bộ, có 8 nước, Cơ quan quản lý cạnh tranh là một cơ quan thuộc Chính phủ và có 32 nước, Cơ quan quản lý cạnh tranh là một cơ quan thuộc Bộ.

Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh nhìn chung được xác định theo hai loại việc: khiếu nại về hành vi hạn chế cạnh tranh và khiếu nại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh

Cục quản lý cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006, là cơ quan thuộc Bộ Công thương có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số chức năng khác theo quy định của pháp luật.

về vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ có thẩm quyền điều tra vụ việc chứ không có quyền giải quyết và xử lý vụ việc. Kết quả điều tra vụ việc phải được gửi lên Hội đồng Cạnh tranh để giải quyết.

Ngoài thẩm quyền điều tra và xử lý một số vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ:

- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế (bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp);
- Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế; đề xuất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Hội đồng cạnh tranh

Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/1/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh quy định: Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước dộc lập, có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh không có thẩm quyền giải quyết vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh.

Hội đồng cạnh tranh có từ 11 den 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Thành viên Hội đồng cạnh tranh phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 55 Luật Cạnh tranh. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng cạnh tranh là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Giúp việc cho Hội đồng cạnh tranh có Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh.

Vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc thẩm quyền của Hội động cạnh tranh được giải quyết thông qua Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh:

- Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là Hội đồng ad-hoc, gồm ít nhất là 5 thành viên của Hội đồng cạnh tranh và do Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh lựa chọn. Có thể nói rằng Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là cơ quan có thẩm quyền “xét xử” sơ thẩm vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.
- Hội đồng cạnh tranh là cơ quan tố tụng cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Có thể nói rằng đây là cơ quan có thẩm quyền “xét xử” phúc thẩm vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có bổ sung 1 số điểm mới khi thành lập công ty.

Toà án nhân dân

Toà án nhân dân, cụ thể là Toà hành chính Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm khiếu kiện đối với quyết định của Hội đồng cạnh tranh. Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh theo thủ tục phúc thẩm/giám đốc thấm theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án hành chính.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách