9 Đặc quyền của Phụ nữ trong pháp luật Việt Nam

Luật dân sự là một nhánh pháp luật chuyên giải quyết những cuộc tranh chấp giữa các cá nhân và các tổ chức mà trong đó bên chịu thiệt hại có thể nhận được bồi thường.
Đăng trả lời
luatsugioi102
Thành viên
Bài viết: 13
Ngày tham gia: 10:34 - 11/7/2022
Đến từ: Ho Chi Minh City
Được cảm ơn: 8 lần
Tiếp xúc:

9 Đặc quyền của Phụ nữ trong pháp luật Việt Nam

Bài viết chưa xem by luatsugioi102 »

Khác với nam giới, lao động nữ vừa là lao động, vừa là vợ, là mẹ, có nghĩa vụ và bổn phận chăm sóc gia đình. Do đó, pháp luật Việt Nam đã có những chính sách ưu tiên cho người phụ nữ tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật lao động 2012 như sau:
 
  • KHÔNG PHẢI LÀM THÊM GIỜ HOẶC ĐI CÔNG TÁC XA
Nếu lao động nữ đang mang thai từ tháng 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở những nơi đặc biệt như vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo thì doanh nghiệp không được phép cử làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

Ngoài ra, quy định này cũng nêu rõ, quyền lợi tương tự cũng dành cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Căn cứ: Khoản 1, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012
 
  • ĐƯỢC CHUYỂN LÀM CÔNG VIỆC NHẸ NHÀNG HƠN
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi đang mang thai ở tháng thứ 7 sẽ được điều chuyển làm công việc nhẹ nhàng hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Căn cứ: Khoản 2, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012
 
  • KHÔNG BỊ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Khi lao động có vi phạm, phía sử dụng lao động có thể đưa ra hình thức kỷ luật. Nhưng không được xử lý kỷ luật với các đối tượng:

- Lao động nữ đang có thai
- Lao động nữ nghỉ thai sản
- Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Các hình thức kỷ luật dù là khiển trách, cách chức hay sa thải đều vi phạm nguyên tắc xử lý kỷ luật theo đúng luật.

Tuy nhiên, khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Căn cứ: Điều 123 Bộ luật Lao động 2012
 
  • KHÔNG BỊ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

Căn cứ: Khoản 3, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012
 
  • ĐƯỢC NGHỈ TRONG GIỜ LÀM
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động

Căn cứ: Điều 155 Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 85/2015/NĐ-CP
 
  • ĐƯỢC KẾT HÔN SỚM HƠN NĂM 2 TUỔI
Một trong những điều kiện được phép kết hôn:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên
- Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

Căn cứ: Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
 
  • NGHỈ KHÁM THAI VẪN ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG 100%
Ngoài những quyền lợi được Bộ luật Lao động 2012 quy định như nêu trên, quyền lợi của lao động nữ mang thai còn thể hiện ở chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nêu trên tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Chế độ thai sản khi thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
 
  • ĐƯỢC NGHỈ 6 THÁNG ĐỂ CHĂM CON
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc, hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
 
  • ĐƯỢC ƯU TIÊN NUÔI CON KHI LY HÔN
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ: Khoản 3, điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014

---

Nếu bạn cần hỗ trợ về Pháp luật, tố tụng Hình sự, Dân sự, Hành chính... Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

LUẬT SƯ GIỎI
  • Hotline: 0794.80.8888
  • Email: info@phan.vn
  • Website: luatsutotung.com
***** LUẬT SƯ PHAN *****
Tổng đài pháp lý kinh doanh: 0794.80.8888
Tổng đài hôn nhân gia đình: 0904.752.808
Địa chỉ: HN - HCM - Tiền Giang
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách