Nguyên tắc khi thực hiện hợp đồng dân sự

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Nguyên tắc khi thực hiện hợp đồng dân sự

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà các bên giao kết dưới một hình thức nhất định không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên ký kết có các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau. Pháp luật có những quy định cho việc thực hiện hợp đồng dân sự.

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự

Theo Điều 412 Bộ luật Dân sự, các bên phải tuân thủ những nguyên tắc trong thực hiện hợp đồng dân sự sau đây.

Một là, thực hiện hợp đồng đúng cam kết. Điều đó có nghĩa là các bên phải thực-hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, đúng số lượng và chất lượng, đúng chủng loại, đúng thời hạn, đúng phương thức đã xác định trong hợp đồng hoặc do pháp luật đã qui định. Nếu không thực hiện đúng, vi phạm nghĩa vụ đã được ghi nhận trong nội dung của hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Trong cơ chế thị trường, các bên có thể thỏa thuận không thực hiện đúng các nội dung đã cam kết, nhưng về một mặt nào đó bên thực hiện không đúng cũng gây ra phiền toái cho bên cùng giao kết như: không thực hiện đúng tiến độ công việc, nhỡ việc với bên thứ ba, mất thời gian của đối tác...

Hai là, thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau.

Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi giao kết hợp đồng, đến khi thực hiện hợp đồng các bên phải kịp thời thông báo cho nhau về tình trạng, đặc tính của đối tượng, bao gồm cả khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu một bên, vì lợi ích của mình mà che giấu khuyết tật của vật là đối tượng của hợp đồng, gây ra thiệt hại cho bên đối tác thì phải bồi thường thiệt hại. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên luôn thông tin cho nhau về tiến độ thực hiện hợp đồng. Điều đó chính là biểu hiện của sự hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, luôn quan tâm đến lợi ích của cả hai bên giao kết hợp đồng. Có như vậy mới tạo ra lòng tin đối với nhau để trở thành đối tác lâu dài của nhau. Muốn vậy, khi thực hiện hợp đồng không được ỷ lại, vin vào các khó khăn khách quan mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng dân sự, hoặc chỉ tính đến lợi ích của mình mà thờ ơ, không chú ý đến lợi ích của bên cùng giao kết hợp đồng. Ngoài ra, nguyên tắc này còn đòi hỏi các bên phải tìm mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn bớt thiệt hại có thể xảy ra cho nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Ba là, thực hiện hợp đồng dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Về nguyên tắc, khi các bên ký kết, thực hiện hợp đồng vì lợi ích của mình nhưng phải hướng tới lợi ích công cộng, lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước. Có như vậy thì trật tự pháp luật nói chung mới được giữ vững, thực hiện được nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Qua đó quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các bên được bảo vệ trong khuôn khổ pháp luật, không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác.

Giải thích hợp đồng dân sự

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có những nội dung hợp đồng được các bên chủ thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Việc giải thích hợp đồng (giải, thích giao dịch dân sự) phải dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật nhằm bảo đảm hợp đồng là ý chí chung, thể hiện lợi ích của tất cả các bên và được thực hiện theo thứ tự sau đây:

1)  Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập hợp đồng;
2)  Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
3)  Theo tập quán nơi hợp đồng được xác lập.

Điều 409 Bộ luật Dân sự quy định những nguyên tắc cụ thể cho việc giải thích hợp đồng. Nguyên tắc của việc giải thích hợp đồng được quy định riêng cho từng trường hợp: Hợp đồng có điều khoản không rõ ràng; khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa; hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; khi có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu; hợp đồng thiếu một số điều khoản; ngôn từ sử dụng trong hợp đồng mâu thuẫn với ý chí chung và khi bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế. Những quy định về việc thành lập công ty mới được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 4 khách