Điều kiện thành lập hợp tác xã tại Việt Nam

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Điều kiện thành lập hợp tác xã tại Việt Nam

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Theo Luật Hợp tác xã năm 2003, việc thành lập hợp tác xã bao gồm các giai đoạn: khởi xướng việc thành lập hợp tác xã, vận động thành lập hợp tác xã, tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã và đăng ký kinh doanh.

Khởi xướng việc thành lập hợp tác xã

-    Các sáng lập viên báo cáo bằng văn bản với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) nói dự định đặt trụ sở chính của hợp tác xã về nguyện vọng, nhu cầu thành lập hợp tác xã. Báo cáo của các sáng lập viên phải giải trình cụ thể về các vấn đề có liên quan đến việc thành lập, hoạt động hợp tác xã như: nhu cầu, nguyện vọng thành lập hợp tác xã; địa điểm đóng trụ sở; phương hướng sản xuất kinh doanh, kế hoạch hoạt động của hợp tác xã. Sáng lập viên, theo quy định tại Điều 10 Luật Hợp tác xã năm 2003 có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân. Khi nhận thấy nhu cầu, sáng lập viên khởi xướng việc thành lập hợp tác xã và sau đó phải tham gia hợp tác xã.

Vận động thành lập hợp tác xã

Đồng thời với việc báo cáo ủy ban nhân dân cấp xã, các sáng lập viên tiến hành tuyên truyền, vận động các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác và cán bộ, công chức nhà nước có nhu cầu tham gia hợp tác xã; xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, dự thảo Điều lệ hợp tác xã và xúc tiến các công việc cần thiết khác để tổ chức Hội nghị thành lập hợp tác xã. Công việc này tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định và mức độ thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, uy tín của các sáng lập viên.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Hội nghị thành lập hợp tác xã

Khi công tác tuyên truyền, vận động thành công, các sáng lập viên tổ chức và chủ trì hội nghị thành lập hợp tác xã. Thành phần tham gia hội nghị gồm sáng lập viên, các cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân khác có nguyện vọng trở thành xã viên.

Hội nghị tiến hành thảo luận và thống nhất về phương hướng sản xuất, kinh doanh, kế hoạch hoạt động, dự thảo Điều lệ, tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã, lập danh sách xã viên (số lượng tối thiểu là 7), tiến hành bàn bạc để quyết định mô hình tổ chức, quản lý điều hành hợp tác xã và bầu các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát của hợp tác xã.

Đăng ký kinh doanh

Sau khi tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã thành công, hợp tác xã phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh của hợp tác xã được thực hiện theo Nghị định 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 quy định chi tiết thi hành Luật Hợp tác xã và Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về đăng ký kinh doanh của hợp tác xã.

Hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính, tùy theo điều kiện cụ thể của hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã (sẽ thành lập) nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh đã chọn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
 a)     Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định.b)     Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.c)      Tên của hợp tác xã được đặt theo đúng quy định.d)     Có vốn điều lệ. Đối với hợp tác xã đăng ký kinh doanh ngành, nghề mà quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ hợp tác xã không được thấp hơn vốn pháp định.đ) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động theo nội dung đăng ký kinh doanh, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.

Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp tác xã có tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động; đối với hợp tác xã đăng ký hoạt động những ngành nghề có điều kiện thì chỉ được kinh doanh ngành nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hợp tác xã có quyền mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Trình tự, thủ tục mở chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định chung của Chính phủ. Hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp trực thuộc theo mô hình công ty TNHH một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp này, hợp tác xã là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã đối với công ty TNHH một thành viên được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hợp tác xã cũng có thể góp vốn với tư cách là một nhà đầu tư với các nhà đầu tư khác để cùng thành lập và quản lý các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Những quy định về việc thành lập công ty mới, các quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 10 khách