Hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên được quản lý như thế nào?

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên được quản lý như thế nào?

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, do số thành viên khác biệt nên có hai mô hình tổ chức quản lý: có Ban kiểm soát và không có Ban kiểm soát: Công ty có số lượng thành viên giới hạn từ hai đến mười một (11) thành viên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc (Tổng giám đốc), có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty, nhưng không bắt buộc. Công ty có trên mười một thành viên bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Tất cả các thành viên của Hội đồng thành viên đều là đồng chủ sở hữu của công ty văn như vậy, Hội đồng thành viên chính là cơ quan chủ sở hữu của công ty.

Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn: Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức góp vốn vào công ty. Neu Điều lệ công ty không quy định khác thì tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ được quyền cử không quá ba người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên;

Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm hai loại: thành viên sáng lập (các sáng lập viên có thể tham gia hoặc không tham gia quản lý công ty) và thành viên góp vốn với điều kiện, quyền và nghĩa vụ có sự phân biệt. Quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên phụ thuộc vào (tương ứng với) mức vốn góp vào công ty. Thành viên có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác đại diện tham gia Hội đồng thành viên.

Thành viên sáng lập và người quản lý công ty: Thành viên sáng lập của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và người quản lý công ty phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý công ty (Điều 15 Khoản 1 Nghị định 102/2010/NĐ- CP). Thành viên sáng lập có thể tham gia hoặc không tham gia quản lý công ty. Người quản lý công ty bao gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc (Điều 4 Khoản 13 Luật Doanh nghiệp). Ngoài ra, Điều lệ công ty có thể quy định thêm các chức danh quản lý khác.

Các thành viên góp vốn vào công ty: Sau khi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty có thể có thay đổi thành viên hoặc kết nạp thêm thành viên mới. Những thành viên chỉ góp vốn mà không tham gia quản lý chỉ cần không thuộc đối tượng bị cấm góp vốn theo quy định tại Điều 13 Khoản 4 Luật Doanh nghiệp; Đó là các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình và các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Điều 37 Khoản 2 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước”.

Tham khảo dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giữ, tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên quản lý công ty.

Thẩm quyền của Hội đồng thành viên:

Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả những vấn đề quan trọng nhất của công ty, bao gồm: quyết định phương hướng phát triển công ty; quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng và cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty; quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng và các cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; sửa đối, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định tổ chức lại công ty; quyết định giải thể công ty. Ngoài những vấn đề trên, Hội đồng thành viên còn có thể có thêm các quyền và nhiệm vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.

Hội đồng thành viên thực hiện chức năng của mình trong các kỳ họp, được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần. Thời gian tiến hành cuộc họp do Điều lệ công ty quy định. Ngoài ra, Hội đồng thành viên có thể được triệu tập bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định. Tất cả các thành viên góp vốn đều có quyền tham dự các kỳ họp của Hội đồng thành viên. Các thành viên có thể trực tiếp tham dự kỳ họp hoặc uỷ quyền cho thành viên khác thay mặt mình tham dự. Cuộc họp của Hội đồng thành viên do Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập. Theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp, cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ. Tuy nhiên, tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể mà Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ cụ thể khác cao hơn. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành do không đủ số lượng thành viên tham dự, thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ. Nếu cuộc họp triệu tập lần thứ hai vẫn không đủ điều kiện về thành viên để tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ  hai dự định khai mạc. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp.

Để đưa ra các quyết định của mình, Hội đồng thành viên thực hiện biểu quyết tại cuộc họp. Đối với những vấn đề quan trọng, Điều lệ công ty có thể quy định lấy ý kiến bằng văn bản. Đối với trường hợp biểu quyết tại cuộc họp quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi được số phiếu đại diện ít nhất 65% hoặc 75% tổng số vốn của các thành viên dự họp chấp thuận. Đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty (Điều lệ công ty có thể quy định tỷ lệ nhỏ hơn), sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty thì phải được số phiếu đại diện cho ít nhất 75% số vốn của các thành viên dự họp chấp thuận. Đối với những trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận. Điều lệ công ty có thể quy định các tỉ lệ cụ thể cho từng trường hợp. Đối với thẩm quyền của Hội đồng thành viên trong công ty này, cần có liên hệ với quy định của Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH11 như đã nêu trong mục Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Luật Doanh nghiệp, tất cả thành viên, người đại diện thành viên dự họp phải ký vào biên bản họp Hội đồng thành viên. Trường họp nghị quyết Hội đồng thành viên đã được thông qua theo đúng quy định tại các Điều 51 và 52 của Luật Doanh nghiệp, những thành viên hoặc người đại diện thành viên thiểu số từ chối ký biên bản họp Hội đồng thành viên thì chữ ký xác nhận việc tham dự họp của họ được coi là chữ ký của họ tại biên bản họp Hội đồng thành viên.

Chủ tịch Hội đồng thành viên

Chủ tịch Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bầu ra với nhiệm kỳ không quá năm (5) năm. Sau khi hết nhiệm kỳ, nếu đạt được tín nhiệm của các thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế (Điều 49 Khoản 3 Luật Doanh nghiệp). Điều lệ công ty có thể cho phép Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. Điều lệ cũng có thể quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong trường hợp này, mọi giấy tờ giao dịch của công ty phải thể hiện rõ tư cách đại diện. Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị không đồng thời kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc), không là người đại diện theo pháp luật của công ty, thì có các quyền và nhiệm vụ sau: chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc thực hiện việc lấy ý kiến các thành viên; giám sát hoặc tổ chức giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên; thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng thành viên còn có thể có các quyền và nhiệm vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.

Giám đốc (Tổng giám đốc)

Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể là một thành viên của công ty được các thành viên khác tín nhiệm, nhưng cũng có thể là người có trình độ và kinh nghiệm được Hội đồng thành viên ký hợp đồng thuê điều hành công ty. Người được chọn làm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nếu là một thành viên của công ty, Giám đốc (Tổng Giám đốc) phải sở hữu ít nhất 10% vốn Điều lệ của công ty. Giám đốc (Tổng Giám đốc) phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp, trong Điều lệ công ty và trong hợp đồng thuê Giám đốc điều hành (nếu có), bao gồm: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên; kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh; tuyển dụng lao động. Ngoài ra, Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể có thêm các quyền khác được quy định trong Điều lệ công ty, hợp đồng thuê điều hành mà Giám đốc (Tổng giám đốc) ký với công ty và quyết định của Hội đồng thành viên.

Bên cạnh những quyền hạn nêu trên, Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty có các nghĩa vụ sau đây: thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và của chủ sở hữu công ty; trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty; không được lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối. Ngoài ra, Giám đốc (Tổng Giám đốc) còn có thể có những quyền hạn và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và hợp đồng (nếu có).

Là người đại diện theo pháp luật của công ty, mọi giao dịch do Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty tiến hành trong khuôn khổ hoạt động của công ty mang lại quyền và nghĩa vụ cho công ty và công ty có nghĩa vụ thực hiện. Bên cạnh những quy định xác định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) tạo điều kiện cho Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể hành động độc lập phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trồng việc điều hành doanh nghiệp, pháp luật và Điều lệ công ty có những quy định hạn chế trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho công ty, cũng như bảo vệ Giám đốc, Tổng giám đốc trong những trường hợp có rủi ro lớn. Đó là quy định về điều kiện có hiệu lực của một số các giao dịch, hợp đồng.

Các giao dịch, hợp đồng phải được Hội đồng thành viên chấp thuận'. Đó là những hợp đồng, giao dịch mà theo quy định của Luật Doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên (Điều 47, Khoản 2c và d Luật Doanh nghiệp). Thêm nữa là những hợp đồng, giao dịch về kinh tế, lao động, dân sự của công ty với thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; những người có liên quan của những người trên; người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ và những người có liên quan của những người trên. Đồng thời dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành phải được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty. Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết. Điều lệ công ty có thể quy định một khoảng thời gian khác để Hội đồng thành viên chấp thuận hoặc không chấp thuận những hợp đồng, giao dịch trên. (Điều 59 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp). Những hợp đồng, giao dịch không tuân theo đúng quy định này bị vô hiệu và xử lý theo Điều 59 Luật Doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

Vấn đề đại diện cho công ty: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc giám đốc đều có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ. Ở công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có hai thành viên là cá nhân, nếu thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
  • Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
  • Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty hợp danh quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trường hợp vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty hợp danh của người khác làm đại diện theo pháp luật của công ty.

Quyền khởi kiện của thành viên đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc)

Thành viên có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong các trường hợp sau đây: 
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định của Hội đồng thành viên; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty;
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
  • Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Ban kiểm soát

Công ty TNHH có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

Khác với công ty cổ phần, pháp luật không quy định cụ thể về Ban kiểm soát của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trường ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Những quy định về việc thành lập công ty mới và các tổ chức quản lý trong công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 6 khách