Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Chủ tịch nước có thể làm gì khi Quốc hội thông qua một đạo luật vi hiến?

Đã gửi: 12:19 - 24/12/2020
by Cao Thùy Dương
Sau khi Quốc hội thông qua một đạo luật và chuyển sang cho Chủ tịch nước công bố nhưng Chủ tịch nước nhận thấy đạo luật có dấu hiệu vi hiến. Chủ tịch nước có thể làm gì trong trường hợp này? bình luận về quy định của Hiến pháp hiện hành về vấn đề này.
Giúp em thắc mắc này với ạ. E cảm ơn nhiều!

Re: Chủ tịch nước có thể làm gì khi Quốc hội thông qua một đạo luật vi hiến?

Đã gửi: 12:22 - 24/12/2020
by Lê Hữu Sơn
Xuất phát từ nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước do ở Hiến Pháp 1946 mang màu sắc của các bản Hiến pháp Anh Mỹ (theo nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước là phân quyền) nên giữa các nhánh quyền lực Lập pháp, hành pháp & tư pháp kiểm soát lẫn nhau, Chủ tịch nước vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu chính phủ cân bằng kiểm soát quyền lực của nhánh hành pháp với việc làm luật của nhánh lập pháp. Còn hiện này nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền Lập pháp hành pháp tư pháp và chủ tịch nước có vị trí thấp hơn so với Quốc Hội nên không thể kiểm soát việc làm luật của Quốc hội
CSPL: Khoản 3 điều 2 HP2013.

Re: Chủ tịch nước có thể làm gì khi Quốc hội thông qua một đạo luật vi hiến?

Đã gửi: 12:22 - 24/12/2020
by Lê Bảo Anh
Chủ tịch nước (ngầm) trình Tổng bí thư ĐCSVN để xin ý kiến. Trường hợp kiêm nhiệm như hiện hành thì thì Thư ký chủ tịch nước sẽ chuyển, yêu cầu Quốc hội chỉnh sửa... sao cho không ai ca thán được.