Tác động của Luật quốc tế tới hệ thống pháp luật Việt Nam

Công pháp quốc tế (luật quốc tế) là môn khoa học pháp lí chuyên ngành, cung cấp những kiến thức lí luận cơ bản về hệ thống pháp luật quốc tế.
Đăng trả lời
minhanh
Thành viên gắn bó
Bài viết: 35
Ngày tham gia: 22:45 - 21/4/2018
Đã cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 3 lần
Tiếp xúc:

Tác động của Luật quốc tế tới hệ thống pháp luật Việt Nam

Bài viết chưa xem by minhanh »

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế với xu hướng Việt Nam nuốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. 

Nhận thức được vai trò quan trọng của điều ước quốc tế, năm 2001 Việt Nam gia nhập Công ước viên 1969 về điều ước quốc tế, chính thức hòa mình vào sân chơi chung của cộng đồng quốc tế. Tính đến năm 2008, Việt Nam đã kí kết tổng cộng 167 diều ước quốc tế, tiêu biểu nhất là hàng loạt các văn kiện gia nhập WTO và việc phê chuẩn Hiến chương ASEAN. Điều này đã thúc đẩy một cách tích cực sự phát triển của nền kinh tế xã hội nước ta trong quá trình hội nhập. 
Tuy nhiên, việc tham gia vào thị trường thế giới chung đòi hỏi Việt Nam phải có những thay đổi trong quy định của pháp luật trong nước để phù hợp với những nội dung của điều ước Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Đặc biệt trong những năm trở lại đây do tác động của Luật quốc tế, nước ta đã và đang tích cực điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với pháp luật quốc tế. Hệ thống pháp luật trong nước ngày càng được hoàn thiện và có nội dung tiến bộ khuyến khích, thu hút sự quan tâm hợp tác của bạn bè thế giới. 
Trong lĩnh vực thương mại. Trước năm 1986, quan hệ buôn bán của Việt Nam chủ yếu được duy trì với Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau đổi mới, chúng ta đã mở cửa thị trường, chính thức hòa mình vào nền kinh tế quốc tế. Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. 
Để thích ứng với một môi trường hội nhập mới, chúng ta đã rất nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật.Quá trình hoàn thiện pháp luật của nước ta được thực hiện ngay từ khi chưa là thành viên của WTO và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đó là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005 cùng với các văn bản pháp luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp 2005, Bộ luật hàng hải, luật hàng không dân dụng Việt Nam, Luật cạnh tranh 2004, Luật đất đai, Luật hải quan, Bộ luật lao động.... Đặc biệt Việt Nam đã soạn thảo và ban hành từ năm 2002 những văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh trực tiếp thương mại quốc tế như pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Các văn bản luật khác như pháp lệnh về chống bán phá giá, pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cũng được thông qua trong năm 2004. 
Trong lĩnh vực đầu tư. Để tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp được coi là một bước cải cách mạnh mẽ về môi trường đầu tư của Việt Nam.  Luật đầu tư được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam gấp rút đàm phán gia nhập WTO nên luật ra đời không bị lạc hậu,tương thích với những quy định và cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, Luật đầu tư nước ngoài năm 2005 ra đời là cơ sở đối sử bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng đáp ứng được yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 7 khách