Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Thỏa thuận trọng tài

về bản chất, trọng tài là một quá trình thỏa thuận, điều này có nghĩa là các bên chỉ đưa vụ tranh chấp ra trọng tài nếu họ có thoả thuận về điều đó.

Những thỏa thuận này nhìn chung có thể chia thành hai dạng:

+ Thỏa thuận quy định rằng, nếu tranh chấp phát sinh, tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết. Những thỏa thuận này thông thường là các hợp đồng có chứa đựng điều khoản trọng tài.
+ Thoả thuận được xác lập sau khi tranh chấp phát sinh, theo đó các bên đồng ý tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết.

Dạng thỏa thuận thứ nhất là thỏa thuận phổ biến nhất. Đôi khi các bên đồng ý với một yêu cầu bổ sung gắn với thỏa thuận trọng tài. Ví dụ, tại các nước thuộc Khối thịnh vượng chung, các bên có thể thỏa thuận việc trả phí trọng tài trong một điều khoản trọng tài, tuy nhiên thoả thuận này không thuộc về loại hình thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp đã phát sinh như trên.

Thoả thuận trọng tài là vấn đề then chốt trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, bởi lẽ không có thoả thuận trọng tài thì không thể có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Do đó, pháp luật và thông lệ quốc tế đều dành cho thoả thuận trọng tài một vị trí đặc biệt được ghi nhận tại một đạo luật về trọng tài, ví dụ, Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại Quốc tế 1985; Luật Trọng tài Síp 1987; Luật Hoà giải và trọng tài của Nigeria 1990; Luật Trọng tài Anh 1996; Luật Trọng tài Trung Quốc 1994; Luật Trọng tài thương mại quốc tế của Cộng hoà liên bang Nga 1993; Luật Trọng tài thương mại quốc tế Ukraine 1994; Luật Trọng tài SriLanka 1995; Luật Trọng tài Lithuania 1996; Luật Trọng tài Niu Di Lân 1996; Luật Trọng tài thương mại quốc tế của Iran 1997; Luật Trọng tài Đức 1998; Luật Trọng tài thương mại quốc tế của Ailen 1998; Luật Trọng tài Venezuela 1998; Luật Trọng tài Thuỵ Điển 1999; Luật Trọng tài Hàn, Quốc 1999, Luật Trọng tài Slovenia 1999; Luật Trọng tài Nhật Bản 2003...

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Một nguyên tắc quan trọng của các chế định về trọng tài là hiệu lực của thỏa thuận trọng tài không gắn liền với hiệu lực của hợp đồng chính. Vì thế, nếu một hợp đồng chính bị tuyên vô hiệu, điều đó không có nghĩa là thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng đó cũng bị vô hiệu. Quy định này giúp cho các tranh chấp vẫn được giải quyết bằng con đường trọng tài kể cả khi hợp đồng bị chính Hội đồng trọng tài tuyên là vô hiệu, ví dụ do có nội dung vi phạm pháp luật. Thỏa thuận trọng tài trong trường hợp đó sẽ được coi là tách riêng khỏi hợp đồng có nội dung vi phạm pháp luật đó (Điều 7 Luật Trọng tài của Anh 1996; Điều 178 (3) Luật Trọng tài của Thụy Sĩ).

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam cũng ghi nhận tính độc lập của thỏa thuận trọng tài (Điều 19), theo đó thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.

Luật Trọng tài thương mại của Việt Nam đã xác định những trường hợp nào thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại Điều 18 bao gồm:.

1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định của Luật Trọng tài thương mại.
5. Một trong các bên bị lừa dối, bị đe dọa, bị cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là VÔ hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

Nộp đơn kiện

Quy trình tố tụng trọng tài bao gồm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên là việc nộp đơn kiện của nguyên đơn, kèm theo đó là việc chỉ định Trọng tài viên và nộp phí trọng tài. Nhìn chung, đơn kiện bao gồm ngày, tháng; tên và địa chỉ của các bên; tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; căn cứ pháp lý để khởi kiện; trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của nguyên đơn; tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn, số lượng đơn kiện nhìn chung được xác định theo quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài, ví dụ tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đơn kiện và các tài liệu kèm theo phải được lập thành 5 bản (đối với trường hợp Hội đồng trọng tài có 3 Trọng tài viên), hoặc 3 bản (đối với trường hợp Hội đồng Trọng tài có 1 Trọng tài viên). Khi nộp đơn kiện, nguyên đơn phải đồng thời nộp phí trọng tài.

Luật Trọng tài thương mại phân biệt hai trường hợp nộp đơn khởi kiện của nguyên đơn. Trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.

Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài vụ việc

1. Trường hợp thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định là trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Neu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.

2. Trường hợp Hội đồng Trọng tài vụ việc

Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định là trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thỏa thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thỏa thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thỏa thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thỏa thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy định tại các trường hợp nêu trên, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.

Phiên họp giải quyết tranh chấp

Phiên họp giải quyết tranh chấp là hình thức hoạt động chủ yếu của trọng tài. Tại đây diễn ra quá trình tranh tụng, theo đó các bên tranh chấp phải phát biểu và trả lời các câu hỏi của Hội đồng trọng tài. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.

Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

Trường họp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.

Trong trường hợp liên quan đến sự vắng mặt của các bên, nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.

Trường hợp bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.

Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên.

Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chap. Neu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.

Trong trường hợp các bên có nhu cầu hòa giải, theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;
d) Các bên thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;
đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.

Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tài chưa được thành lập thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.

Khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp khác do luật quy định. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có bổ sung 1 số điểm mới khi thành lập công ty.

Quyết định trọng tài, phán quyết trọng tài và vấn đề hủy phán quyết trọng tài

Luật Trọng tài thương mại đã đưa ra các định nghĩa về quyết định trọng tài và phán quyết trọng tài.

Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tổ tụng trọng tài.

Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.

Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
c) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
d) Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
đ) Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
e) Kết quả giải quyết tranh chấp;
g) Thời hạn thi hành phán quyết;
h) Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
i) Chữ ký của Trọng tài viên.

Khi có Trọng tài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực.

Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Riêng đối với Trọng tài vụ việc, theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài.

Trong trường hợp phát sinh các vấn đề cần sửa chữa và giải thích phán quyết hoặc phán quyết bổ sung, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích về điểm cụ thể hoặc phần nội dung của phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia. Neu Hội đồng trọng tài thấy rằng yêu cầu này là chính đáng thì phải giải thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung giải thích này là một phần của phán quyết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành phán quyết, Hội đồng trọng tài có thế chủ động sửa lỗi và thông báo ngay cho các bên.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, trong thời hạn 30 ngày, kể từ' ngày nhận được phán quyết, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa, giải thích hoặc ra phán quyết bổ sung.

Một vấn đề quan trọng khác của phán quyết trọng tài là vấn đề hủy phán quyết trọng tài. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã quy định rõ các căn cứ huỷ phán quyết trọng tài là:

a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:

a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp có thể hủy phán quyết trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

Thi hành phán quyết trọng tài

Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký.

Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 6 khách