Các quyền của người thành lập, quản lý và góp vốn khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Các quyền của người thành lập, quản lý và góp vốn khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp  Nhà nước Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh vào các hình thức doanh nghiệp vì những giá trị kinh tế và xã hội to lớn đem lại từ hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng bị cấm, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.    Những đối tượng bị pháp luật cấm, phân biệt đối với 2 trường hợp: thành lập doanh nghiệp (làm chủ doanh nghiệp hoặc thành viên sáng lập), tham gia quản lý doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp bao gồm:
  1. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập công ty kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
  3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
  4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  5. Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  6. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
  7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản (Điều 94 Luật Phá sản 2004).
Tài sản nhà nước và công quỹ mà các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng không được dùng để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng bao gồm: Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước; Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước; Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên, Kinh phí được tài trợ bởi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây:
  • Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị;
  • Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
  • Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh cá thể hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Đối với từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề nhất định, pháp luật còn quy định những điều kiện cụ thể về nhân thân đối với cá nhân, về tư cách pháp lý của các đối tượng có quyền tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp. Quyền góp vốn, mua cổ phần Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng bị cấm, đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
  1. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  2. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của các luật chuyên ngành (nêu tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 102/2010/NĐ-CP) và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;
  3. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
  4. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam).
Những đối tượng bị cấm góp vốn bằng việc mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp bao gồm hai nhóm sau:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Bảo đảm số lượng thành viên và cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp

Quản lý và điều hành hoạt động doanh nghiệp là một nội dung của quyền tự do kinh doanh và là quyền của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để bảo đảm cho một doanh nghiệp có thể tồn tại ổn định, là một chủ thể kinh doanh độc lập trên thị trường với ý nghĩa là “một tổ chức kinh tế ”, pháp luật có những quy định liên quan đến số lượng thành viên, đến cơ chế tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải xác định và đăng ký người đại diện theo pháp luật trong quan hệ với các cơ quan nhà nước và quan hệ với doanh nghiệp, khách hàng. Khi có sự thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Đối với các loại hình doanh nghiệp hình thành trên cơ sở góp vốn của cá nhân, tổ chức, pháp luật các nước khác cũng như của Việt Nam quy định về số thành viên và phải có điều lệ công ty (điều lệ doanh nghiệp).

Quy định khống chế có thể là tối thiểu hoặc tối đa hoặc cả hai về số thành viên trong mỗi loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp không được vượt quá số thành viên trong trường hợp có khống chế tối đa. Trái lại, công ty không có đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong sáu tháng liên tục là một trong những trường hợp bắt buộc phải giải thể. Đối với một số loại hình doanh nghiệp, pháp luật còn quy định điều kiện cụ thể đối với cá nhân, tổ chức tham gia với tư cách là thành viên của doanh nghiệp. 

Điều lệ công ty là văn bản thể hiện sự thỏa thuận cụ thể của những người đầu tư với tư cách là các thành viên góp vốn về vấn đề thành lập, tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm, những vấn đề liên quan đến tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp. Như vậy, điều lệ công ty là văn bản cụ thể hóa những quy định của pháp luật phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp, do các thành viên thỏa thuận xây dựng, nhưng phải bảo đảm có giá trị pháp lý. Điều lệ công ty có giá trị pháp lý khi đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận khi xem xét hồ sơ thành lập công ty, đăng ký kinh doanh, trở thành cơ sở cho các quan hệ trong nội bộ công ty, đồng thời cũng là căn cứ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và khi có yêu cầu thì Nhà nước can thiệp giải quyết các tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của những người góp vốn. 

Điều lệ công ty phải có những nội dung chủ yếu quy định tại Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với từng công ty, các thành viên có thể thỏa thuận đưa vào điều lệ những nội dung khác nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Một trong những nội dung chủ yếu của Điều lệ công ty là cơ cấu tổ chức quản lý và những nguyên tắc cơ bản điều hành doanh nghiệp. Đối với mỗi loại công ty, Luật Doanh nghiệp quy định cơ cấu tổ chức quản lý với cách thành lập, điều kiện của thành viên, thẩm quyền, chế độ làm việc của các cơ quan trong cơ cấu quản lý; thể thức thông qua quyết định của các cơ quan. Luật Doanh nghiệp có nhiều quy phạm tùy nghi cho phép chủ sở hữu hoặc thành viên công ty được quyền thỏa thuận và ghi trong Điều lệ của mình những quy định cụ thể về việc góp vốn, tổ chức quản lý, điều hành doanh nghiệp, ăn chia, chịu trách nhiệm, tổ chức lại, giải thể công ty. 

Trong quá trình hoạt động, khi có thay đổi, bổ sung những nội dung đăng ký doanh nghiệp cũng là nội dung của Điều lệ công ty thì một mặt, những thay đổi, bổ sung đó phải được ghi nhận bằng các văn bản nội bộ như nghị quyết, quyết định, biên bản cuộc họp của các cơ quan có thẩm quyền; mặt khác, trong quan hệ với cơ quan nhà nước, công ty phải thực hiện các thủ tục đăng ký những thay đổi, bổ sung với cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như tài chính, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, việc thay đổi một số nội dung chủ yếu của Điều lệ công ty phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện. Việc quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp phải thực hiện theo những quy định của Điều lệ công ty. Vi phạm những quy định của Điều lệ công ty làm cho hoạt động của doanh nghiệp không bình thường, những quyết định của doanh nghiệp không có giá trị pháp lý và khi lợi ích của một bộ phận hoặc toàn thể thành viên bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến những tranh chấp.

Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được những nghĩa vụ với Nhà nước, với doanh nghiệp khác có thể dẫn tới việc giải thể, phá sản doanh nghiệp, tác động xấu đến việc thu hút vốn cho kinh doanh. Vì vậy, pháp luật can thiệp vào vấn đề tổ chức, quản lý của doanh nghiệp với việc quy định về Điều lệ doanh nghiệp, số lượng thành viên và cơ chế quản lý, điều hành doanh nghiệp, ở một mức độ cần thiết là nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra và để bảo đảm cho các quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp cũng như của những người góp vốn vào doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thỏa mãn những điều kiện nêu trên sẽ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với những nội dung cụ thể quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 7 khách