Án lệ có phải là nguồn luật?

Tổng hợp tài liệu ôn tập môn lý luận nhà nước và pháp luật: đề cương, đề thi, câu hỏi ôn tập, trắc nghiệm lý luận nhà nước và pháp luật,…
Đăng trả lời
Cao Thùy Dương
Điều hành viên
Bài viết: 47
Ngày tham gia: 01:56 - 7/4/2018
Đã cảm ơn: 35 lần
Được cảm ơn: 12 lần
Tiếp xúc:

Án lệ có phải là nguồn luật?

Bài viết chưa xem by Cao Thùy Dương »

Lần trước mình có đọc 1 bài của Ls Luân Lê chỉ trích việc giáo trình của Đại học Luật Hà Nội khẳng định án lệ không phải là nguồn luật. Mình xin trình bày ý kiến của mình với vấn đề này ở đây.
Ở Việt Nam chỉ tồn tại khái niệm "nguồn luật", nhưng trong luật học phương Tây có 2 khái niệm: "Sources of Origin" và "Sources of Validity".
Ls Luân Lê có nói Việt Nam đã phải theo xu thế chấp nhận sự hữu ích và thiết thực của án lệ trong hệ thống luật pháp, với viện dẫn về hệ thống luật Anh Mỹ (Common Law).
Tuy nhiên, theo mình, viện dẫn hệ thống Common Law ở đây là không phù hợp. Việc chấp nhận án lệ của VN là gần với hệ thống luật lục địa châu Âu (Civil Law) hơn.
Trong hệ thống Civil Law, án lệ (case law) chỉ là "Sources of Origin", mà không phải là "Sources of Validity". Giá trị của nó vẫn rất lớn, nhưng các thẩm phán không bị cưỡng chế ràng buộc bởi nó. Việc áp dụng án lệ ở VN cũng tương tự như vậy. Chỉ có hình thức án lệ được ban hành thông qua "nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao" (một dạng văn bản quy phạm pháp luật) mới mang tính bắt buộc chung.
Vì thế nếu "nguồn luật" = "Sources of Validity" thì giáo trình của Đại học Luật Hà Nội vẫn không sai.
Mong các luật gia, luật sư cho nhận xét ạ.
PS: Bài của Ls Luân Lê mà mình nhắc tới [Forbidden Link Removed]
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 4 khách