[Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Nơi dân luật chia sẻ những buồn, vui giấu kín, ko biết ngỏ cùng ai...
quangnw
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 19:57 - 19/5/2018
Được cảm ơn: 1 lần
Tiếp xúc:

[Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by quangnw »

[Góc chia sẻ] Đây là nội dung mình viết từ năm 2010 về vụ án Nguyễn Đức Nghĩa gây xôn xao dư luận khi đó, nay xem lại thì thấy ngay từ khi ấy mình đã có quan điểm phản đối án tử hình cũng như cho rằng pháp luật cần tôn trọng bảo vệ quyền con người trong đó trước nhất và trên hết là quyền được sống.
‐----------
Bỏ án tử hình?
Phiên tòa phúc thẩm sẽ được TAND tối cao mở lại trong thời gian tới (theo dự kiến vào ngày 13/10, nhưng đã bị hoãn do vắng mặt luật sư bào chữa), trường hợp Nguyễn Đức Nghĩa bị tuyên y án tử hình thì bản chất toàn bộ sự việc sẽ không thể rõ ràng hơn là: Nghĩa đã giết người không hợp pháp, ngược lại nhân danh luật pháp để giết Nghĩa là hợp pháp.
Theo lẽ thường, có rất nhiều lý do được đưa ra minh chứng cho việc giết Nghĩa là đúng đắn, như: Nghĩa đã giết người man rợ và pháp luật quy định mức án tử hình cho người có hành vi đó, do vậy tử hình Nghĩa là chính xác. Hoặc: Tử hình Nghĩa là để trừng trị, loại bỏ kẻ ác. Hoặc: Tử hình Nghĩa để răn đe, phòng ngừa kẻ khác để không xảy ra vụ việc tương tự.
Tất cả những lý do trên nghe qua thì hợp lý và có cơ sở thực tiễn, nhưng tựu chung lại, nếu xét về bản chất, ý nghĩa, vai trò của luật pháp, thì đó là sự áp dụng một “biện pháp tồi tệ” để đạt đến một mục đích tốt đẹp.
Nếu coi luật pháp là phương tiện thực hiện và coi các quyền con người là mục tiêu bảo vệ, thì rõ ràng việc sử dụng án tử hình chứa đựng sự bất dung hòa về thang giá trị giữa phương tiện và mục tiêu.
Như vậy, sử dụng phương tiện luật pháp, nhân danh nhà nước để giết một người với mục tiêu bảo vệ những người còn lại là đã sử dụng một phương tiện mang giá trị phản lại giá trị của chính mục tiêu hướng đến. Một mục tiêu đúng đắn phải được thực hiện bởi những phương tiện đúng đắn. Bất chấp phương tiện để đạt đến mục tiêu là đã xóa bỏ các giá trị nền tảng cơ bản.
Ý nghĩa, vai trò của luật pháp là gì?
Trong xã hội văn minh luật pháp không là công cụ để cai trị xã hội mà là phương tiện để bảo vệ các quyền của con người. Trong đó trước nhất và trên hết là quyền được sống. Do vậy, các quy định của luật pháp phải chứa đựng được nội dung cơ bản này và việc thực hiện không được đi ngược lại ý nghĩa vai trò của luật pháp.
Từ sự khác biệt về ý nghĩa vai trò giữa công cụ để cai trị và phương tiện để bảo vệ sẽ đem lại sự khác nhau về các thang giá trị xây dựng và các biểu hiện là quy định pháp luật cụ thể trên thực tế.
Nếu luật pháp đơn giản là công cụ của người cầm quyền để cai trị xã hội thì sẽ xem nhẹ việc ban hành luật pháp, coi nặng hình phạt và sẵn sàng giết người để đạt mục tiêu cai trị xã hội. Nhưng nếu luật pháp là phương tiện để bảo vệ các quyền con người thì việc xây dựng luật pháp phải dựa trên nền tảng các giá trị là quyền con người.
Các quy định về hình phạt cũng phải đảm bảo sự dung hòa đúng mực giữa việc ngăn ngừa vi phạm và sự tồn tại của đối tượng cần được bảo vệ.
Do vậy, nếu đồng ý rằng luật pháp là phương tiện để bảo vệ các quyền của con người thì cần bỏ đi án tử hình. Sử dụng án tử hình là việc làm hoàn toàn vô nghĩa nếu nhìn nhận dưới lăng kính rằng luật pháp là phương tiện để bảo vệ các quyền con người. Quyền sống là quyền tối thượng của con người mà mọi xã hội, mọi luật pháp đều hướng đến và bảo vệ nó.
Nếu cứ giữ quan điểm cho rằng mức án tử hình là để trừng trị, răn đe và phòng ngừa thì ta lý giải thế nào về việc lâu nay có án tử hình mà các vụ việc giết người vẫn thấy ngày một nhiều?
Một điều chắc chắn là sử dụng án tử hình chỉ giúp ngăn ngừa giảm thiểu chứ không loại bỏ 100% các vụ phạm tội. Vậy hiệu quả răn đe phòng ngừa của mức án tử hình đến đâu, có được phân tích thống kê hay không?
Thực tế cho thấy, án tử hình ngoài việc đi ngược lại nền tảng giá trị của luật pháp nó còn không giúp giảm số vụ phạm tội.
Giải pháp nào thay thế cho án tử hình?
Án tử hình là nội dung không đúng cần bỏ đi và không thể áp dụng một hình phạt không đúng khác thay thế cho án tử hình. Không có nhiều sự lựa chọn, chúng ta sẽ sử dụng các hình phạt còn lại một cách nghiêm minh hơn và mang tính răn đe hơn. Chúng ta sử dụng án chung thân hoặc án có thời hạn nhưng không hạn chế số năm tù, ví dụ 50 năm, 100 năm, 200 năm tù giam.
Nếu để ý sẽ thấy rằng, hầu như tất cả tội phạm khi phạm tội đều tìm cách che dấu hoặc tìm cách trốn thoát khỏi sự trừng phạt. Tâm lý của tội phạm luôn tìm cách trốn thoát khỏi sự trừng phạt. Rất nhiều trường mà hợp lý do thúc đẩy một người phạm tội là suy nghĩ rằng hắn sẽ thoát khỏi sự trừng phạt.
Để giảm thiểu số vụ vi phạm pháp luật nói chung có một vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục phổ biến pháp luật. Chúng ta cần đánh giá đúng mức vai trò của việc giáo dục và phổ biến pháp luật bởi khi đánh giá không đúng vai trò của phương tiện thì thực hiện thường không đem lại kết quả.
Sự phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ dừng lại ở việc được làm cái này hay không được làm cái kia. Giáo dục pháp luật phải giúp cho tất cả mọi người thấy rằng, khi một người vi phạm người đó nhất định bị trừng phạt, người đó chắc chắn không thoát khỏi được sự trừng phạt. Khi mọi người ý thức được rằng nếu vi phạm mình nhất định bị trừng phạt, tự mỗi người sẽ cân nhắc về hành vi vi phạm.
Đó là niềm tin của mọi người vào tính nghiêm minh của pháp luật.
Để làm cho mọi người tin vào sự nghiêm minh của pháp luật như vậy thì cần nâng cao năng lực của cá nhân người thi hành luật pháp, và nâng cao tính đúng đắn khoa học của các quy định pháp luật. Không làm được hai điều đó sẽ dẫn đến người dân không tin vào sự nghiêm minh của luật pháp và có tâm lý coi thường vi phạm.
Dưới góc độ người làm luật thì việc làm thế nào để không xảy ra vi phạm khó khăn hơn nhiều là đưa ra những hình phạt. Giết người thì dễ dàng hơn nhiều là giáo dục để họ không vi phạm và lựa chọn phương án giết người là sự chọn lựa của con người chưa văn minh.
Trở lại vụ án này, Nguyễn Đức Nghĩa phạm tội là vì cho rằng sẽ trốn tránh được sự trừng phạt nên đã phạm tội và tìm cách che dấu. Nếu trước đó chúng ta giúp Nghĩa hiểu được là hắn sẽ bị trừng phạt nếu phạm tội thì có lẽ vụ việc đã không xảy ra.
Như vậy, đừng quên rằng, lỗi rất lớn thuộc về tất cả chúng ta… Thời gian qua đi, câu chuyện buồn của Nghĩa có thể sẽ không còn được quan tâm nữa, nhưng có những vấn đề mang tính nhân văn đã và nên được gợi mở thông qua vụ án này.
Bài viết của Luật sư Ngô Ngọc Trai đăng tải trên Diễn đàn Nghề luật ngày 12 tháng 5 năm 2022.

Từ khóa:
Bùi Phong
Thành viên
Bài viết: 6
Ngày tham gia: 09:05 - 23/5/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by Bùi Phong »

“Nếu chúng ta làm cho Nghĩa hiểu được rằng hắn sẽ bị trừng phạt nếu phạm tội thì có lẽ hậu quả đã không xảy ra” =)))) tư duy kiểu gì đây ạ . Nhận thức về hậu quả của việc làm sai trái không ngăn chặn được việc làm sai trái đó xảy ra đâu. Đó là sự bộc phát của tâm lý của bản thân người đó mà không cách nào ngăn được, trừ chính bản thân người đó biết kiềm chế lại.
Huyền Dương
Thành viên gắn bó
Bài viết: 40
Ngày tham gia: 22:52 - 23/4/2018
Đã cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 24 lần
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by Huyền Dương »

Chúng ta có giáo dục gia đình, có giáo dục nhà trường Và Nghĩa là 1 người có học thức, chứ không phải là người thiếu hiểu biết và không có giáo dục. Nhưng hắn vẫn gây ra tội ác, cướp đi quyền sống của người khác một cách man rợ như vậy. Hình phạt cho Nghĩa là thích đáng. Nghĩa có quyền sống, quyền được pháp luật bảo vệ mạng sống thì người khác cũng thế.
Sao có thể nói : sử dụng phương tiện pháp luật, nhân danh nhà nước để giết 1 người với mục đích bảo vệ những người còn lại là đã đã sử dụng một phương tiện mang giá trị phản lại giá trị của chính mục tiêu hướng đến"
Hình phạt dành cho Nghĩa và tội ác mà Nghĩa gây ra giống nhau sao?
Hải Anh
Thành viên
Bài viết: 18
Ngày tham gia: 09:42 - 21/4/2018
Được cảm ơn: 5 lần
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by Hải Anh »

Nghĩa đã trên 18 tuổi và buộc phải hiểu hậu quả do hành vi của mình gây ra. Bác luật sư này lấy càng nhiều ví dụ tôi lại càng thấy cần, rất cần có án tử hình để loại bỏ vĩnh viễn nhưng tên tội phạm như Nghĩa trong vụ án trên, Trang, Thái trong vụ án bé 8 tuổi ra khỏi xã hội. Có án tử mà còn thi nhau làm ra những tội ác kinh hoàng thì bỏ án tử chắc bác Luật sư giúp nhiều người vô tội sớm lên thiên đường ở lắm ạ. Luật pháp Việt Nam đang rất nghiêm minh. Bác đừng diễn cái quan điểm lởm khởm này ra nữa cho mất uy tín nghề Luật sư.
La Bông
Thành viên gắn bó
Bài viết: 51
Ngày tham gia: 09:40 - 27/4/2018
Đã cảm ơn: 40 lần
Được cảm ơn: 12 lần
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by La Bông »

Bác nghĩ trước khi viết. Hình phạt có 2 mục đích là răn đe và trừng trị. Về lý thuyết thì trừng trị đối tượng này là răn đe đối tượng khác. Bỏ tử hình thì mất tác dụng răn đe đấy bác ạ ​​​​​​​
Lê Hữu Sơn
Thành viên gắn bó
Bài viết: 43
Ngày tham gia: 11:32 - 21/4/2018
Đã cảm ơn: 28 lần
Được cảm ơn: 7 lần
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by Lê Hữu Sơn »

"Trong xã hội văn minh luật pháp không là công cụ để cai trị xã hội mà là phương tiện để bảo vệ các quyền của con người. Trong đó trước nhất và trên hết là quyền được sống. Do vậy, các quy định của luật pháp phải chứa đựng được nội dung cơ bản này và việc thực hiện không được đi ngược lại ý nghĩa vai trò của luật pháp."
=>> Thế tử hình là vi phạm quyền được sống ->> Bỏ tử hình
Vài năm sau phạt tù vi phạm quyền tự do ->> Bỏ luôn phạt tù
Xong bỏ hết trơn =))
Phạm Công Vương
Thành viên gắn bó
Bài viết: 22
Ngày tham gia: 19:29 - 20/4/2018
Được cảm ơn: 14 lần
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by Phạm Công Vương »

Em thấy án tử hình là hiệu quả, nếu để một người có hành vi man rợn như thế ra xã hội liệu mn có yên tâm k? có chắc là người đó sẽ k bị kì thị? và việc bị kì thị sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và người ta lại tiếp tục thực hiện hành vi man rợn một lần nữa. một mặt nào đó em vẫn ủng hộ việc án tử hình nên có để đó là biện pháp răn đe những ai có suy nghĩ lệch lạc, biến thái thấy được hậu quả việc mình sắp làm.
vanson
Thành viên gắn bó
Bài viết: 30
Ngày tham gia: 17:59 - 19/4/2018
Đã cảm ơn: 45 lần
Được cảm ơn: 25 lần
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by vanson »

Ôi trời đất ơi. Chỉ cần đọc đến câu: “Nghĩa đã giết người không hợp pháp, ngược lại nhân danh luật pháp để giết Nghĩa là hợp pháp” thì tất cả mọi lí luận đằng sau đều là vô nghĩa. Anh viết bài để đề cao quyền con người, quyền được sống, vậy tại sao anh không nghĩ đến việc quyền con người của nạn nhân thì sao? Nếu cứ giết người, phạt chung thân, rồi có thể được ân xá,… vậy còn ai mới thấy được sự răn đe của Pháp luật? Hành vi giết người của Nghĩa man rợ đến mức nào thì anh đã biết rồi. Việc giết người đó không chỉ cướp đi quyền được sống của nạn nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến người nhà nạn nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý xã hội nói chung nữa. Đồng ý việc hiện nay việc phổ cập kiến thức Pháp luật vẫn còn hạn chế, nhưng chỉ cần đọc câu anh gọi quy định của Pháp luật là “biện pháp tồi tệ” thì em tự hỏi liệu anh đã hiểu thật sự ý nghĩa của Pháp luật là gì chưa?
quangnw
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 19:57 - 19/5/2018
Được cảm ơn: 1 lần
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by quangnw »

À án tử hình thì còn có cái để mà ăn. Thay vì 1 viên đạn thì chơi 10~20viên. Lãng phí. Or tiêm thuốc cũng mất 5 7tr. Quá lãng phí.
Vậy nên bỏ án tử hình. Và xây lên N cái trại giam. Cơm nhà nc nuôi và làm lao động khổ sai nếu nghèo. Còn giàu thì khác j vua đâu
htgame1993
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 15:30 - 27/4/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by htgame1993 »

Vn thì hay giảm án, chứ ko như nước ngoài các tội chung thân thì sẽ sống đến chết trong tù. Ở vn giết người mà tù chung thân thì hơn 15-20 năm là ra tù rồi nhờn PL. Giết người cũng ko bị tử hình, cũng lắm đi tù một thời gian là ra, lại giết người tiếp …?
Vậy xã hội sẽ như thế nào ?
Muốn bỏ từ hình thì phải có hệ thống nhà tù cấm cố suốt đời.
Và bỏ giảm án tù khi toà đã tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt phải đích thân chủ tịch nước mới có quyền ký va xem xét giảm án.
Truong Ha
Thành viên
Bài viết: 3
Ngày tham gia: 09:43 - 11/5/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by Truong Ha »

Bỏ đi rồi xử chung thân thêm cả người nhà nạn nhân :)) xã hội này để học hiểu, bỏ qua cái ‘nợ máu phải trả bằng máu” thì phải thay đổi cả hệ tư tưởng trước đã. Đợi thêm vài trăm năm nữa, lúc đấy thì mấy ông ngồi viết bài này cũng đầu thai thêm mấy kiếp đề gây án không bị tử hình rồi ​​​​​​​
ptynhi0107
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 09:38 - 5/6/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by ptynhi0107 »

Đã gọi là biện pháp trừng phạt thì lại còn " dễ chịu" , " nhân văn" thì ai sợ? Bảo vệ giá trị nhân văn bị xâm hại bằng biện pháp nhân văn thì bảo vệ kiểu j?! ... về lý thuyết thì bỏ đc án tử hình là tốt nhất, đó là công cụ mà nhà làm luật cũng ko mong muốn. Nhưng điều kiện để bỏ án tử hình là ko còn những tội ác đặc biệt nghiêm trọng xẩy ra, vậy đừng tập trung vào phần ngọn nữa, hãy tập trung làm tốt phần gốc đi, giống như một số nước Bắc Âu tiên tiến ý, có những quốc gia đến nhà tù họ còn thất nghiệp thì cũng chẳng cần đặt ra vấn đề bỏ hay ko bỏ án tử hình...., ở VN ngày đó vẫn còn xa lắm, có khi phải bổ xung thêm một số kiểu tử hình thời " trung cổ" đối với một số tội danh ý chứ...
Lê Hoàng
Thành viên
Bài viết: 3
Ngày tham gia: 08:53 - 6/6/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by Lê Hoàng »

Cái bản năng cố hữu nhất của người và vật đều là khao khát đc sống. Vậy 1 khi 1 kẻ nhẫn tâm cướp đi q được sống của người khác 1 cách độc ác thì lại đòi “ quyền đc sống???” Thiết nghĩ, nếu khi bác Ngô Ngọc Trai đứng ở phiên diện đòi hỏi quyền lợi cho người bị hại thì bác sẽ dùng luận điệu nào để lột tả đc nỗi đau của người bị hại? Q đc sống của thân chủ của bác đã bị cướp đi một cách tàn bạo, dã man, vô nhân tính.., và rồi bác đề nghị tù 50,100,200 … năm??? Bn cái nhà tù cho đủ? Gánh nặng xh ai share? Người chết oan ức nằm xuống, nỗi đau người ở lại thấu tâm can! Con cái, cha mẹ… người thân rơi vào 1 vòng bi kịch khác từ hậu hoạ này thì sự trả giá nào cho đủ???. Kẻ thủ ác vẫn ăn ngủ có nhà tù lo??? Nếu nói dùng “nhân đạo” để cải huấn??? Tỉ lệ bn % thành công? Nhân cách như cây non hình thành từ giáo dưỡng, tại sao pl lại lấy độ tuổi 18 để áp khung?….Cái này dựa theo toàn bộ bao quát chứ ko thể chỉ ở mỗi góc cạnh nào đc. Vấn nạn trong tù cũng rối ren chẳng kém bên ngoài. Khi mà tâm lý lão làng bất cần đời, phe phái … trong tù thì gánh nặng ai mang? Vượt ngục… gây tội ác… tù tội… “đại bàng gãy cánh “ trong tù… , cái vòng lẫn quẩn như vậy chỉ có kiềm hãm đất nc, tạo tâm lý bất an cho người lương thiện, động lực “nhờn” pl của tội phạm. Lý thuyết chỉ là 1 phần miêu tả thực tiễn. PL luôn 6 phần áp chế, 3 phần nhân đạo, 2 phần khách quan. Luật gia, luật nc, luật qte…, luật nào cũng có sự tôn trọng, bắt buộc và răn đe. Nếu như con b ko sợ b thì nó sẽ ko bj nên người, trc khi hình thành ý thức tôn trọng thì đứa trẻ sẽ hình thành cảm nhận thương yêu và sợ hãi trc. Khi mà nỗi sợ ko còn áp chế đc tâm lý phạm tội thì nó sẽ đồng hoá với mặc nhiên và xem nhẹ
ngothinga2111
Thành viên
Bài viết: 5
Ngày tham gia: 18:00 - 26/5/2018
Được cảm ơn: 2 lần
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by ngothinga2111 »

Quan điểm mình về việc này cũng gần giống với tác giả bài viết. Mình nghĩ với những người nhận án tử thuộc “mô típ” bàng quang với pháp luật, các quy định hay chế tài. Điều này cũng có nghĩa là pháp luật không đủ sức hoặc nôm na ra là không thể răn đe các “mô típ” này, thì dù tăng hình phạt lên “ngũ mã phân thây” thì cũng vậy thôi. Vấn đề là chẳng ai lại có quyền tước đi sinh mạng của Ng khác cả, giá trị đạt được là gì? Giá trị mất đi là gì? Đôi khi các chế tài cũng nên được thay đổi, điều này không thể hiện sự yếu kém trong hệ thống pháp luật, mà là thay đổi xem liệu có tốt đẹp hơn không?
tieutuvodanh
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 17:50 - 12/5/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by tieutuvodanh »

Viết mãi 1 thể loại không chán hả bác . Cũng nể thực xxxxxxự vì sự cố chấp này . Ở mụt diễn biến simple thôi, học sinh cấp hai cũng hiểu được đó là TÌNH HÌNH NHẬN THỨC XÃ HỘI VÀ NĂNG LỰC XÃ HỘI CỦA DÂN SỐ VN. Cơ bản luôn là đừng đem so nước phát triển hàng trăm năm với một tình hình của đất nước đang phát triển - học hỏi, hội nhập hoá. Mắc mệt!
huyensam
Thành viên
Bài viết: 14
Ngày tham gia: 08:34 - 24/4/2018
Được cảm ơn: 6 lần
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by huyensam »

Bỏ án tử hình đúng là văn minh nhưng hiện nay chưa bỏ được. Nếu phạm nhân Nghĩa ko bị án tử, bị chung thân nhưng rồi 20 năm sau lại... cải tạo tốt abcd được giảm án thì chưa biết tốt thật hay chạy giảm án; nhưng dư luận sẽ lại thêm phần bức xúc  khi nào hệ thống Pl thật sự nghiêm minh công bằng thù hãy bỏ án tử
Đừng thấy một số nước bỏ mà vội bắt trước theo. Bắt trước cái gì thì được chứ cái này cần nghiên cứu kỹ lắm...
phamvannho
Thành viên
Bài viết: 3
Ngày tham gia: 09:51 - 8/5/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by phamvannho »

Bùi Phong đã viết: 12:41 - 18/5/2022“Nếu chúng ta làm cho Nghĩa hiểu được rằng hắn sẽ bị trừng phạt nếu phạm tội thì có lẽ hậu quả đã không xảy ra” =)))) tư duy kiểu gì đây ạ . Nhận thức về hậu quả của việc làm sai trái không ngăn chặn được việc làm sai trái đó xảy ra đâu. Đó là sự bộc phát của tâm lý của bản thân người đó mà không cách nào ngăn được, trừ chính bản thân người đó biết kiềm chế lại.

Đồng ý, cho nên luận điểm nói rằng án tử hình để răn đe, làm cho người khác chùn tay không phạm tội nó cũng bị sai em nhỉ ^^
Bùi Phong
Thành viên
Bài viết: 6
Ngày tham gia: 09:05 - 23/5/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by Bùi Phong »

phamvannho đã viết: 12:47 - 18/5/2022
Bùi Phong đã viết: 12:41 - 18/5/2022“Nếu chúng ta làm cho Nghĩa hiểu được rằng hắn sẽ bị trừng phạt nếu phạm tội thì có lẽ hậu quả đã không xảy ra” =)))) tư duy kiểu gì đây ạ . Nhận thức về hậu quả của việc làm sai trái không ngăn chặn được việc làm sai trái đó xảy ra đâu. Đó là sự bộc phát của tâm lý của bản thân người đó mà không cách nào ngăn được, trừ chính bản thân người đó biết kiềm chế lại.

Đồng ý, cho nên luận điểm nói rằng án tử hình để răn đe, làm cho người khác chùn tay không phạm tội nó cũng bị sai em nhỉ ^^ 

E thấy án tử hình là để xoa dịu dư luận, đỡ phải nuôi cơm, nhưng cũng ít nhiều có tác động làm giảm tội phạm đó chứ anh. Còn gặp mấy thằng bất cần thì biện pháp nào r cũng bất lực. ngta biết thừa tham nhũng cả mấy nghìn tỷ kiểu gì chả ngắm gà khoả thân, buôn mấy kg ma tuý thì chả về nhà tháng 2 lần nhưng ngta vẫn phạm tội đó thôi.
lechinhtong
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 15:51 - 8/5/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by lechinhtong »

ngothinga2111 đã viết: 12:44 - 18/5/2022Quan điểm mình về việc này cũng gần giống với tác giả bài viết. Mình nghĩ với những người nhận án tử thuộc “mô típ” bàng quang với pháp luật, các quy định hay chế tài. Điều này cũng có nghĩa là pháp luật không đủ sức hoặc nôm na ra là không thể răn đe các “mô típ” này, thì dù tăng hình phạt lên “ngũ mã phân thây” thì cũng vậy thôi. Vấn đề là chẳng ai lại có quyền tước đi sinh mạng của Ng khác cả, giá trị đạt được là gì? Giá trị mất đi là gì? Đôi khi các chế tài cũng nên được thay đổi, điều này không thể hiện sự yếu kém trong hệ thống pháp luật, mà là thay đổi xem liệu có tốt đẹp hơn không?

Bác nhầm. Hình phạt tử hình ko phải để răn đe mô típ này mà để loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội, bên cạnh đó còn răn đe nhiều mô típ khác chuẩn bị như vậy nha . Giờ người ta quan tâm đến quyền con người nhiều mà quên đi khía cạnh nghĩa vụ của con người, nghĩa vụ công dân đối với quốc gia, xã hội
nhattruong13
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 22:04 - 5/5/2018
Tiếp xúc:

Re: [Góc chia sẻ] Bỏ án tử hình?

Bài viết chưa xem by nhattruong13 »

Bùi Phong đã viết: 12:41 - 18/5/2022“Nếu chúng ta làm cho Nghĩa hiểu được rằng hắn sẽ bị trừng phạt nếu phạm tội thì có lẽ hậu quả đã không xảy ra” =)))) tư duy kiểu gì đây ạ . Nhận thức về hậu quả của việc làm sai trái không ngăn chặn được việc làm sai trái đó xảy ra đâu. Đó là sự bộc phát của tâm lý của bản thân người đó mà không cách nào ngăn được, trừ chính bản thân người đó biết kiềm chế lại.

Nếu cho việc phạm tội chỉ là "bộc phát tâm lý" thì càng không áp dụng tử hình khi họ phạm tội (luật xử nhẹ khi phạm tội do bị kích động mạnh).
Lập luận cho rằng "tội ác sẽ bị trừng phạt" giúp người ta không phạm tội là lập luận đúng và luôn đúng. Bạn không ăn cắp vì bạn biết nếu bị phát hiện sẽ bị trừng phạt, dĩ nhiên, sẽ có người chấp nhận rủi ro này nhưng nhờ sự lo sợ bị trừng phạt mà ăn cắp trong xã hội sẽ giảm xuống.
Vấn đề đặt ra là Trừng phạt thế nào là vừa đủ. Với một số người thì tử hình ai đó thì họ mới sợ (nếu mình phạm tội) nhưng với một số người khác, tù chung thân không ân xá mới là cái đáng sợ hơn (biết chắc là sống cả đời chỉ để thở, không có bất cứ cơ hội nào ra khỏi 4 bức tường). Tôi ủng hộ phương án sau.
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách