Những điều học sinh cấp 3 cần biết nếu có ý định học luật

Nơi dân luật chia sẻ những buồn, vui giấu kín, ko biết ngỏ cùng ai...
Đăng trả lời
Huy Vũ
Thành viên gắn bó
Bài viết: 68
Ngày tham gia: 10:39 - 27/4/2018
Đã cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 14 lần
Tiếp xúc:

Những điều học sinh cấp 3 cần biết nếu có ý định học luật

Bài viết chưa xem by Huy Vũ »

Dưới đây là những điều học sinh cấp 3 cần biết nếu có ý định học luật (thi vào trường luật) và theo đuổi nghề luật.

Chào mọi người . Dạo gần đây mình đọc trên diễn đàn này thì thấy đa số các bài đăng là của các bạn trẻ vẫn còn học cấp 3 đang có định làm nghề luật trong tương lai hoặc các bạn đang học luật nhưng đang còn nhiều vướng mắc . cơ bản nhất mình thấy có 2 vấn đề thường được các bạn hỏi là : chương trình học và nghề nghiệp tương lai . qua bài viết này thì mình sẽ cố gắng giải đáp cho các bạn một cách đơn giản về lĩnh vực này theo hiểu biết của mình ( vì đây là viết cho các bạn chưa tiếp xúc với nghề luật hoặc mới tiếp xúc nên mình sẽ nói một cách dân dã nhất có thể để các bạn có thể hiểu )
*thứ 1 : chương trình học ra sao ?
nhiều bạn khi tim kiếm thông tin về ngành luật thì thường bị rối vì có nhiều chuyên ngành đạo tạo nghe tên rất ... bay như kiểu : quản trị luật , luật thương mại , luật kinh tế quốc tế , bla bla ... vậy thì những chuyên ngành này khác gì so với nhưng ngành luật " bình thường " ? thật ra thì những ngành này ngoài đạo tạo luật thì còn bộ trợ cho sinh viên thêm những kiến thức của chuyên ngành khác . vd như : kinh tế ,quản trị , thương mại .còn đối với kiến thức luật thì bạn bắt buộc phải kinh qua 4 trục chính mà bất cứ một chương trình đào tạo luật nào của bất kì trường luật nào đều phải tuân theo đó là :
-hình sự ( cái này chắc nhiều bạn biết rõ rồi nhỉ , nghe nhan nhản suốt ngày trên báo đài );
-dân sự ( cái này là quan hệ phổ biến nhất trong xã hội , gần như bạn làm bất kì việc gì cũng chịu sự điều chỉnh của nó, vd : cho vay , mua bán , lấy vợ lấy chồng , kinh doanh ..... );
-hành chính ( luật này thì khá phực tạp vì nó mang tầm vĩ mô , nhưng nó cũng rất quan trọng .nói chung, cứ vào trường luật được các thầy cô tẩm quất cho vài lần thì khác ngộ ra );
-luật tố tụng ( cái này đem đi " cãi " nhau cho mấy bạn thích đến tòa này ).
đấy , các bạn học gì thì học cứ phải học đủ 4 cái này là bắt buộc chứ không có lựa chọn . còn học thêm gì thì phụ thuộc vào cái " đuôi " chuyên ngành của các bạn ( luật kinh tế , luật quản trị ... )
*thứ 2 : học luật ra trường làm cái gì ?
đây chắc là phần quan trọng nhất mà các bạn muốn biết nhỉ ? vì đi học thì mục đích cuối cùng là để đi làm chứ tôi thấy ít có ai học vì " đam mê " lắm .
đối với nghề luật thì tôi phân ra làm 2 lĩnh vực cho các bạn dễ hình dung là : làm nhà nước - làm bên ngoài
-làm nhà nước là làm cái gì ?
+kiểm sát viên :
nôm na anh này làm cái việc mà rất dễ gây thù hằn là đi " buộc tội " người khác ". nếu bạn hay xem các phiên tòa tập sự thì sẽ thấy trong một vụ việc sẽ có một bên là kiểm sát viện , một bên là luật sư tranh luận với nhau tại tòa
để làm được kiểm sát viên thi bạn trước tiên phải tốt nghiệp cử nhân luật đã => thi tuyển công chưc kiểm sát => đỗ thì được làm chuyên viên rồi lại phải đi học tiếp....
lĩnh vực hoạt động chính của ngành này cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là về HÌNH SỰ
+thẩm phán
cái này là oai nhất này . ăn trên ngồi chốc , xem các bên " chửi nhau " ở tòa rồi ra quyết định ( dành cho bạn nào thích sự cool ngầu )
để làm được thẩm phán thì bạn cũng phải có lộ trình gần như tương tự kiểm sát viên đó là : có bằng cử nhân luật => thi vào tòa để làm thư ký => đi học tiếp thì mới lên được thẩm phán ( nhanh hay chậm tùy thuộc vào bố bạn có làm to không )
lĩnh vực hoạt động thì đa dạng hơn kiểm sát .
+làm việc tại ủy ban nhân dân các cấp hoặc cán bộ tư pháp
mấy cái này không tiêu biểu lắm và mình cũng k có nhiều thông tin lắm nên mình xin phép k trình bày ( nếu bạn nào có kiến thức về lĩnh vực này thì có thể bổ sung giúp mình ). nhưng mà làm cái này chán lắm . thề !
+công chứng viên tại phòng công chứng nhà nước
cái này mình nói sau ở phần " làm bên ngoài " vì bản chất 2 cái này giống nhau .
+làm giảng viên dạy học
cho bạn nào có định hướng giảng dạy , thông thương các trường đại học sẽ yêu cầu bạn có bằng thạc sĩ đối với lĩnh vực bạn giảng dạy .
=> tổng kết là : làm nhà nước thì khá ổn định ( thật ra thì cũng k hẳn vì nếu bạn làm môt số chức vụ như thẩm phán thì thời gian chỉ có 5 năm và việc bổ nhiệm lại cũng k dễ nếu bạn có án xử bị hủy ), thu nhập thì vô vàn ( you know what i mean right ? :"> )
Đấy , nói chung cũng nhiêu lắm nhưng mình khuyên bạn nào muốn làm nhà nước thì trước tiên phải nhớ câu thành ngữ : "nhất quan hệ thứ hai tiền tệ " nhé .
-làm bên ngoài:
cái này kể chắc đến mai không hết nhưng mình chọn một số lĩnh vực tiêu biểu mà phần đông cử nhân luật ra trường sẽ lựa chọn cho các bạn tham khảo ( phần này mình sẽ nói kỹ hơn vì cơ hội nghề nghiệp ở lĩnh vực này theo mình là tốt hơn . tất nhiên là đòi hỏi bạn phải có năng lực vì làm ở đây người ta không quan tâm bố bạn là ai đâu ).
+luật sư
đây chắc là nghề mà nhiều bạn hướng tới nhất nhưng lại chưa có nhiều kiến thức về lĩnh vực này .
luật sư ở việt nam có 3 dạng:
1,dạng tranh tụng ( chuyên đi " chửi nhau ")
2,dạng tư vấn ( không chửi nhau mà ngôi văn phòng " tâm sự " với khách hàng thôi )
3,luật sư giấy tờ ( như tên gọi , chuyên đi chạy giấy tờ )
lộ trình để làm được luật sư thì : có bằng cử nhân luật => học 3 năm ở học viên tư pháp ( thật ra học 1 năm thôi ) => lấy thẻ hành nghề ( lấy nhanh hay chậm phụ thuộc vào bạn thi có đỗ tập sự hay không ).
lĩnh vực làm việc :
làm việc tại các văn phòng luật , công ty luật , tổ chức hành nghề luật .
ưu điểm: là lắm tiền , tiền tiêu không hết .
nhược điểm : vô gia cư về mặt thời gian , làm việc tới mức kiệt sức là chuyện bình thường ; công việc khó ( nhiều vụ khó phát khóc )
làm việc tại doanh nghiệp ( hay còn gọi là pháp chế doanh nghiệp )
ưu điểm : ổn định , công việc mang tính chất lặp đi lặp lại , không phức tạp và thách thức như luật sư , làm theo giờ hành chính , thời gian cho bản thân gia đình không tới mức k có .
nhược điểm ít tiền ( so với ls thôi nhá ) , khó thăng tiến ( cái này thì tùy vì phòng ban pháp chế của nhiều công ty thường rất ít nhân sự , có khi có mỗi 1 đứa thì thăng tiến cái mẹ gì ? )
làm việc tại trung tâm trọng tài thương mại
chuyên đi giải quyết tranh chấp các vụ việc về thương mại . bạn có thể vào làm thư ký nếu chưa có bằng luật sư .
cái này tiền thì tiêu cũng không hết
+công chứng viên
làm việc tại các văn phòng công chứng . nếu bạn chưa biết công chứng viên là gì thì đó đơn giản là việc bạn đứng ra làm chứng cho môt giao dịch pháp lý nào đó ( vd : mua bán , tặng cho tài sản .. giữa ông A và ông B ) là có tính " xác thực " và " hợp pháp " ( trả lời đc 2 từ này cũng toát mồ hôi đấy ) . mà đã làm chứng thì có vấn đề gì về giao dịch đó bạn là đứa ăn gậy đầu tiên .
ưu điểm : ổn định , thu nhập khá , công việc không quá phức tạp so với luật sư
nhược điểm : chắc là dễ đi tù =)) ( đi tù hay không thì còn tùy vào chuyên môn của bạn có vững hay k , nhưng mà đừng quá bi quan )
=> tổng kết lại làm ngoài : bạn nào muốn làm ngoài thì xác định phải có năng lực , tuy duy pháp luật thật tốt . thế muốn tốt thì chịu khó học tập rèn luyện ngay từ đầu đi nhé .
cuối cùng chốt lại đối với nghề luật dù bạn làm ngoài hay làm nhà nước thì cái bạn luôn cần phải có là kiến thức . mà kiến thức luật thì vô bờ bến . bạn nên nhớ cái bạn học được chỉ là một hạt cát trên sa mạc mà thôi , nên nếu bạn muốn thực sự sống được với nghề luật thì mình khuyên là biết càng nhiều càng tốt , đừng kén cá chọn canh thích môn này , không thích môn kia . đã học là học hết , vì sau nay ra ngoài xã hội làm việc bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều vấn đề pháp lý mà ở đó ngoài vận dùng kiến thức luật bạn còn phải sử dụng kiến thức chuyên ngành khác đề giải quyết.
Qua đây là bài chia sẻ của mình về nghề luật , nếu bài viết có thiếu sót rất mong nhận được sự bổ sung của các bạn . hé

Từ khóa:
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 7 khách