Mô hình bảo hiến phù hợp áp dụng cho thể chế chính trị Việt Nam

Chuyên mục hỏi đáp pháp luật, tư vấn pháp luật. Nếu bạn có vướng mắc hãy đăng tải tại đây để cộng đồng dân luật giải đáp, tư vấn dùm.
damulaw
Thành viên
Bài viết: 1
Ngày tham gia: 22:50 - 26/11/2021
Tiếp xúc:

Mô hình bảo hiến phù hợp áp dụng cho thể chế chính trị Việt Nam

Bài viết chưa xem by damulaw »

Tiểu luận môn Giám sát Hiến pháp: Mô hình bảo hiến phù hợp áp dụng cho thể chế chính trị Việt Nam.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

 

TIỂU LUẬN MÔN GIÁM SÁT HIẾN PHÁP
ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH BẢO HIẾN PHÙ HỢP ÁP DỤNG CHO THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM


SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THANH ĐẠM
LỚP : HC42A1
MSSV : 1753801014022
(Thông tin liên lạc : 0334379247)

 
Lời nói đầu
Xuất pháp từ việc bảo vệ quyền con người, quyền tự nhiên, quyền vốn có và những lẻ công bằng giữa các chủ thể trong xã hội. Bất kỳ ở giai đoạn lịch sử nào, việc bảo vệ những quyền này trước các nhà cầm quyền trong từng thể chế chính trị điều là rất cần thiết và khó khăn. Hiện nay, vấn đề này không còn xa lạ với các nước trên thới giới nữa, nhưng không phải tất cả các nước điều có cơ chế bảo vệ những quyền này phù hợp. Chính vì vậy việc nghiêm cứu, học hỏi về những vấn đề này là cần thiết để tạo ra những cơ chế phù hợp với từng quốc gia.
Hiến pháp dần được hình thành và phát triển với mục đích ra đời là để bảo vệ nhân quyền, quyền tự nhiên, những quyền cơ bản vốn có trước nhà cầm quyền, trước những nguy cơ bị xâm phạm và tính chất nghiêm trọng của nó. Cùng với đó, nội dung của một bản Hiến pháp đã ghi nhận và khẳng định tư tưởng tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân. Các cơ quan nhà nước được thành lập và được nhân dân trao cho quyền lực, chính vì đó các cơ quan này chỉ là công cụ của nhân dân để quản lý, vận hành xã hội và có nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền, cuộc sống nhân quyền. Nội dung tiếp theo mà bản Hiến pháp ghi nhận là việc phân chia quyền lực của nhân dân (quyền Lập pháp, quyền Tư pháp, quyền Hành pháp) khi trao cho các cơ quan nhà nước tương ứng (Nghị viện, Chính phủ, Tòa án) và việc kiểm soát đối trọng nhau giữa các cơ quan đó. Như vậy từ những mục đích và nội dung của bản Hiến pháp, đặc ra nhu cầu thiết yếu là cần phải bảo hiến tránh tình trạng lạm quyền, xâm phạm nhân quyền từ các cơ quan nhà nước.
Trên thới giới hiện nay, đã có một số mô hình bảo hiến được hình thành và phát triển từ thế kỷ XIX-XX. Các mô hình đặc trưng và kiểu mẫu như:
Mô hình bảo hiến phi tập trung Mỹ - Nhật: giao cho Tòa án thường bảo hiến.
Mô hình bảo hiến tập trung châu Âu lục địa (trừ nước Anh): Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên Bang Đức, Hội đồng bảo hiến Cộng hòa Pháp.
Nhìn chung các mô hình bảo hiến trên thế giới đang dần hoàn thiện, tuy các mô hình bảo hiến này điều giống nhau về nhiệm vụ bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, nhằm đảm bảo mục đích ra đời và nội dung cơ bản của một bản Hiến pháp. Nhưng do đây là các mô hình bảo hiến riêng biệt, có sự khác nhau về: cơ sở hình thành, phạm vi áp dụng, chủ thể bảo hiến, thẩm quyền bảo hiến, phương pháp bảo hiến, quyền khởi kiện, thủ tục giải quyết, giá trị pháp lý, hậu quả các phán quyết, phạm vi điều kiện khả năng áp dụng,… để phù hợp với từng thể chế chính trị, điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở từng quố gia.
Ở Việt Nam hiện nay, với cơ chế tập quyền vẫn còn dấu ấn cho nên Quốc hội vẫn được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Do đó không có cơ chế kiểm soát Quốc hội, không có cơ chế đề nghị Quốc hội xem xét lại các văn bản pháp luật, các quyết định của Quốc hội ban hành,… mà đây là những đối tượng đầu tiên và trước hết có nguy cơ vi hiến, nhưng không có cơ chế bảo hiến cụ thể. Tại Điều 119 của Hiến pháp 2013 có quy định “cơ chế bảo hiến do luật định” trước sự bỏ ngỏ của quy định này, cùng với những quy định rãi rác trong các văn bản pháp luật liên quan về vấn đề bảo hiến ở nước ta, những quy định này điều chỉ quy định chung chung, vô thưởng, vô phạt, không rõ ràng làm cho vấn đề bảo hiếm ở nước ta rất mờ nhạt, cùng với đó là tư tưởng Hiến pháp là luật cơ bản là báo vật của Quốc Gia, trách nhiệm bảo hiếm thuộc về tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai, nhưng thực tế thì không ai bảo vệ cả. Do đó đã phát sinh ra nhiều vấn đề chưa có cơ chế giải quyết hoặc giải quyết không rõ ràng, trao nhằm chức năng, bỏ ngỏ quy định,…
Vì vậy Việt Nam cần thay đổi tư duy và cơ chế bảo hiến, từng bước nghiêm cứu, học hỏi, vận dụng, sáng tạo các cơ chế và mô hình bảo hiến trên thế giới để có cơ quan chuyên trách, có cơ chế, mô hình bảo hiến phù hợp với thể chế chính trị cũng như điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ở Việt Nam. Từ đó giải quyết những vấn đề trước khi có cơ chế bảo hiếm chưa giải quyết được hoặc giải quyết không rõ ràng, trao nhằm chức năng, bỏ ngỏ quy định,… và tiến đến mục tiêu hoàn thiện bộ máy nhà nước.

MỤC LỤC
Lời nói đầu    1
I.    Lựa chọn mô hình bảo hiến để áp dụng tại Việt Nam.    4
1.    Mô hình bảo hiến phi tập trung kiểu Mỹ - Nhật: giao cho Tòa án thường bảo hiến.    4
2.    Mô hình bảo hiến tập trung châu Âu lục địa (trừ nước Anh): Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên Bang Đức.    6
3.    Mô hình bảo hiến tập trung châu Âu lục địa (trừ nước Anh): Hội đồng bảo hiến Cộng hòa Pháp.    9
II.    Chi tiết mô hình bảo hiến Hội đồng bảo hiến tại Việt Nam.    11
1.    Thành lập Hội đồng bảo hiến.    11
2.    Chủ thể bảo hiến.    12
3.    Thẩm quyền bảo hiến.    13
4.    Phương pháp bảo hiến.    14
5.    Quyền khởi kiện – thủ tục khởi kiện.    14
6.    Giá trị pháp lý - hệ quả các phán quyết.    15


I.    Lựa chọn mô hình bảo hiến để áp dụng tại Việt Nam.
1.    Mô hình bảo hiến phi tập trung kiểu Mỹ - Nhật: giao cho Tòa án thường bảo hiến.
a)    Sơ lược mô hình.

Được hình thành từ án lệ nổi tiếng Marbury và Madison (1803), nhờ vào truyền thống án lệ mạnh mẽ nên án lệ này đã được các thẩm phán trên toàn nước mỹ tôn trọng và áp dụng.
Chủ thể bảo hiến là Tòa án thường - tối cao pháp viện (gồm 9 thẩm phán được tổng thống bổ nhiệm theo tiêu chuẩn nhất định, có nhiệm kỳ suốt đời). Và có những thẩm quyền sau:
-Tuyên bố đạo luật do Nghị viện ban hành là hợp hiến hay vi hiến và từ chối áp dụng.
-Giải thích hiến pháp (có giá trị như hiến pháp).
-Tuyên bố hành vi của nhân viên hành pháp là vi hiến.
-Giải quyết tranh chấp quyền lực giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương, giữa trung ương với địa phương với nhau.
-Hệ thống Tòa án Mỹ được quyền ra phán quyết về tính hợp pháp của việc bầu cử, đặc biệt là bầu cử tổng thống, có quyền tham gia vào quá trình đàn hạch tổng thống Mỹ.
Phương pháp bảo hiến: giám sát sau và giám sát cụ thể.
-Giám sát sau: Tòa án ở Mỹ chỉ xem xét tính hợp hiến của một đạo luật do Nghị viện ban hành khi đạo luật đó đã có hiệu lực thi hành. Giám sát sau hình thành trên tư duy sòng phẳng, việc ai nấy làm, sự phân chia quyền lực triệt để, không nhánh quyền lực nào can thiệp vào việc của nhau.
-Giám sát cụ thể: việc giám sát luôn gắn với một vụ án cụ thể và gắn liền với quyền lợi của các bên tranh chấp trong vụ án cụ thể đó.
Quyền khởi kiện chỉ thuộc về các bên tranh chấp trong vụ án cụ thể và phải chứng minh việc xem xét tính hợp hiến của đạo luật đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của mình. Khi có chủ thể thực hiện quyền khởi kiện thì việc xem xét tính hợp hiến được giải quyết theo thủ tục tố tụng thường, Tòa án mở phiên tòa xem xét tính hợp hiến mà kết quả là cơ sở để giải quyết vụ án thường.
Tòa án chỉ ra tuyên bồ đạo luật của Nghị viện ban hành là hợp hiến hoặc vi hiến và từ chối áp dụng. Còn việc sữa đổi, bổ sung, làm luật mới là của Nghị việc, Tòa án không can thiệp vào. Các phán quyết này có giá trị hẹp, chỉ có giá trị đối với các bên tranh chấp trong vụ án cụ thể, nhưng nhờ vào truyền thống án lệ mạnh mẽ nên các phán quyết này đã được các thẩm phán trên toàn nước mỹ tôn trọng và áp dụng, chính vì vậy đã bổ khuyết cho tính giá trị hẹp của phán quyết này.
b)    Áp dụng mô hình tại Việt Nam.
Mô hình bảo hiến phi tập trung kiểu Mỹ - Nhật chỉ có thể áp dụng thành công ở các quốc gia khi có đủ các điều kiện sau: truyền thống án lệ mạnh; phân quyền triệt để; văn hóa nghề luật cao, giàu kinh nghiệm (thẩm phám mới đủ sức bảo hiến).
Cụ thể ở Việt Nam:
Truyền thống án lệ Việt Nam: được ghi nhận ở Điều 396 Bộ luật Hồng Đức thế kỷ XV, Điều 4 Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931; được áp dụng bởi hệ thống Tòa án Pháp (thời kỳ cai trị nước ta); dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, án lệ được coi là một nguồn luật trong lĩnh vực pháp luật dân sự; được sử dụng trong một số văn bản quy phạm pháp luật của  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (án lệ không được xem là nguồn luật); từ năm 1975 đến trước năm 2005, “án lệ” không được sử dụng chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật (án lệ không được xem là nguồn luật); mãi đến năm 2005 khái niệm án lệ mới được sử dụng chính thức tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005, lúc này trở đi án lệ được xem là nguồn luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngày 06/4/2016 công bố 6 án lệ chính thức, đến nay 2019 có 29 án lệ được công bố chính thức. Truyền thống án lệ Việt Nam được hình thành từ thế kỷ XV nhưng không được áp dụng rộng rãi, có giai đoạn không thừa nhận án lệ làm cho hệ thống án lệ không phát triển. Hiện nay, tuy thừa nhận án lệ là một nguồn luật, đã có 29 án lệ chính thức nhưng chịu nhiều ràng buộc về thẩm quyền ban hành, phạm vi áp dụng, thứ tự áp dụng nguồn luật,… Nhìn chung án lệ không thể phát triển thành nguồn luật chủ yếu và mạnh mẽ được.
Tuy Hiến pháp 2013 đã chính thức quy định một cách rõ rang minh bạch: Điều 69 “Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp”, Điều 94 "Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp”, Điều 102 "Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp”. Nhưng vẫn xác định “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, cơ chế tập quyền vẫn còn dấu ấn vì vậy Quốc hội, Chính phủ, Tòa án chưa cân bằng quyền lực với nhau, có sự phân quyền chưa triệt để.
Với những tư tưởng phong kiến như “Vô phúc đáo tụng đình” vẫn ăn sâu vào tâm trí của từng người Việt, niềm tin vào công lý vào lẽ phải vẫn chưa thực sự tồn tại. Cùng với đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức và những người làm việc liên quan đến pháp luật, tuy đã có đào tạo và học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thới giới nhưng về kinh nghiệm vẫn còn kém, về văn hóa nghề luật vẫn đang phát triển.
Tóm lại, ở nước Việt Nam không đáp ứng được các điều kiện để áp dụng thành công mô hình bảo hiến kiểu Mỹ - Nhật, nên không thể áp dụng mô hình này ở Việt Nam.
2.    Mô hình bảo hiến tập trung châu Âu lục địa (trừ nước Anh): Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên Bang Đức.
a)    Sơ lược mô hình.
Được hình thành từ những năm 20 của thế kỷ XX, gắn liền với lập luận của Kensen, với quá trình chuyển giao lý thuyết Hiến pháp tối cao thay thế Nghị viện tối cao. Do truyền thống Nghị viện tối cao nên Nghị viện có tính trội hơn so với Tòa án và Chính phủ, nên Tòa án không đủ sức không đủ sự tin tưởng của nhân dân để thực hiện chức năng giám sát Hiến pháp. Vì vậy, mới có sự hình thành của Tòa án Hiếp pháp có quy trình, thẩm quyền cơ cấu,.. và luật Tòa án Hiếp pháp riêng.
Chủ thể bảo hiến là Tòa án Hiến pháp (gồm 16 thẩm phán được Thượng viện và Hạ viện bầu theo tiêu chuẩn nhất định, có nhiệm kỳ 12 năm). Và có những thẩm quyền sau:
-Tuyên bố đạo luật của Nghị viện ban hành là vi hiến hoặc hợp hiến. Có các cách xử lý tương ứng.
-Tuyên bố hành vi, quyết định của nhân viên Hành pháp của liên Bang và tiểu Bang là vi hiến.
-Có quyền thụ lý giải quyết bất kỳ đơn nào của công dân mà liên quan đến xâm phạm nhân quyền.
-Giải quyết tranh chấp quyền lực giữa các nhánh quyền lực ở trung ương, giữa liên Bang với tiểu Bang, giữ tiểu Bang với nhau.
Có quyền giải thích Hiến pháp (có giá trị như Hiến pháp).
-Giải quyết tranh chấp các cuộc bầu cử.
Phương pháp bảo hiến: giám sát sau, giám sát cụ thể và giám sát trù tượng.
-Giám sát sau: Tòa án Hiến pháp chỉ xem xét tính hợp hiến của một đạo luật do Nghị viện ban hành khi đạo luật đó đã có hiệu lực thi hành. Giám sát sau hình thành trên tư tưởng của Kensen, lo ngại rằng Hội đồng bảo hiến sẽ trở thành viện lập pháp thứ 3 làm cho việc thông qua đạo luật trở nên chậm chạp, nhọc nhằm hơn khi giám sát trước.
-Giám sát cụ thể và giám sát trù tượng: ngoài việc giám sát gắn với một vụ án cụ thể và gắn liền với quyền lợi của các bên tranh chấp trong vụ án cụ thể đó, thì Tòa án Hiến pháp còn được giám sát trù tượng, có nghĩa là khi đạo luật đã có hiệu lực, đã đi vào đời sống nhưng chưa ảnh hưởng đến bất kỳ chủ thể nào mà có yêu cầu của tổng thống, thủ tướng, một nhóm thượng nghị sĩ, một nhóm hạ nghị sĩ hoặc từng công dân, cá nhân có đủ điều kiện, thì Tòa án Hiến pháp xem xét.
Quyền khởi kiện rộng rãi: các bên tranh chấp trong vụ án cụ thể; một nhóm chủ thể được trao quyền (tổng thống, thủ tướng, một nhóm thượng nghị sĩ, một nhóm hạ nghị sĩ); từng công dân, cá nhân có đủ điều kiện. Khi có chủ thể thực hiện quyền khởi kiện thì việc xem xét tính hợp hiến được giải quyết theo thủ tục tố tụng riêng, có nguyên đơn bị đơn, có buộc tội gỡ tội, có tranh luận, tranh tụng công khaitaij tòa có ra phán quyết,…
Tòa án hiến pháp có quyền tuyên bồ đạo luật của Nghị viện ban hành là hợp hiến hoặc vi hiến và từ chối áp dụng, có quyền yêu cầu Nghị viện sữa đổi, bổ sung hoặc bắt Nghị viện sữa đổi, bổ sung lại luật và có thể cử chuyên gia hướng dẫn giúp đỡ Nghị viện trong việc sữa đổi, bổ sung lại luật cho hợp hiến. Các phán quyết này có giá trị rất rộng, có giá trị trong tất cả các chủ thể trong đời sống chính trị Cộng hoà Liên bang Đức; có giá trị chung thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, không có cơ quan cưỡng chế thi hành án mà được thi hành bằng văn minh chính trị Cộng hoà Liên bang Đức.
b)    Áp dụng mô hình tại Việt Nam.
Mô hình bảo hiến tập trung châu Âu lục địa (trừ nước Anh): Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên Bang Đức chỉ có thể áp dụng thành công ở các quốc gia khi có đủ các điều kiện sau: đã từng có truyền thống Nghị viện tối cao; đội ngũ giáo sư, nhà khoa học tài giỏi danh tiếng và có uy tính; phân quyền mềm dẻo ôn hòa, thừa nhận ưu thế của Nghị viện so với hai nhánh quyền lực còn lại; có ý thức chính trị, văn minh chính trị cao.
Cụ thể ở Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia có truyền thống nghị viện tối cao nhưng đội ngũ giáo sư, nhà khoa học chưa được nhà nước hỗ trợ đãi ngộ hợp lý để có thể phát triển, chính vì vậy đội ngũ giáo sư, nhà khoa học chưa đủ giỏi về chuyên môn chưa đạt nhiều danh tiếng và chưa được sự tin cậy của nhân dân để giao cho họ việc chuyển giao Hiến pháp tối cao thay thế Nghị viện tối cao.
Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước ở nước ta có tính mềm dẻo ôn hòa, thừa nhận ưu thế của Nghị viện so với hai nhánh quyền lực còn lại, Tòa án không được trọng thị, không được tin tưởng, có thể lập ra Tòa án hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp, phù hợp với điều kiện áp dụng mô hình này.
Do điều kiện lịch sử, cùng với các điều kiện kinh tế chính trị xã hội chi phối nên ý thứ xã hội, ý thức chính trị, văn minh chính trị của người Việt chưa cao. Đây là vấn đề cấp bách, giải quyết khó khăn, cần có thời gian và sự đoàn kết của toàn thể xã hội chứ không của riêng một ai.
Tóm lại, ở nước Việt Nam không đáp ứng được các điều kiện để áp dụng thành công mô hình bảo hiến tập trung châu Âu lục địa (trừ nước Anh): Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên Bang Đức, nên không thể áp dụng mô hình này ở Việt Nam.
3.    Mô hình bảo hiến tập trung châu Âu lục địa (trừ nước Anh): Hội đồng bảo hiến Cộng hòa Pháp.
a)    Sơ lược mô hình.
Được hình thành sau khi Sác đờ Gôn lên làm tổng thống Pháp, gắn với thủ đoạn chính trị của ông. Nhằm đánh vào Nghị viện, là công cụ của ông để làm suy yếu nghị viện, khi đạt được mục đính của Sác đờ Gôn thì mô hình này dần “tư pháp hóa” tương thích với Tòa án Hiến pháp Đức.
Chủ thể bảo hiến là Hội đồng bảo hiến (gồm 9 thành viên được Tổng Thống, chủ tịch Thượng viện, chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm theo tiêu chuẩn nhất định, có nhiệm kỳ 9 năm, cứ 3 năm thì bổ nhiệm lại 1/3 thành viên). Và có những thẩm quyền sau:
Năm 1958 Hội đồng bảo hiến có thẩm quyền duy nhất là tuyên bố đạo luật do nghị viện ban hành là hợp hiến hay vi hiến (có giá trị tư vấn cho tổng thống để tổng thống xem xét có phủ quyết đạo luật đó hay không).
Sau này mục đích của Sác đờ Gôn đạt được, Hội đồng bảo hiến tư pháp hóa, tính hợp những yếu tố của Tòa án hiến pháp Đức bằng cách mở rộng thẩm quyền của Hội đồng bảo hiến. Đến 03/2010 Hội đồng bảo hiến được trao quyền thụ lý và giải quyết tất cả đơn kiện của công dân Cộng hòa Pháp có liên quan đén nhân quyền.
Phương pháp bảo hiến: giám sát trước và giám sát trù tượng.
-Giám sát trước: Hội đồng bảo hiến xem xét tính hợp pháp của đạo luật do Nghị viện ban hành chỉ khi nó còn là dự luật đang nằm trong vùng thảo luận của hai viện Cộng hòa Pháp (có chức năng phòng hiến).
-Giám sát trù tượng: vì đối tượng giám sát trước là dự luật nên đạo luật đó chưa có hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống, chưa ảnh hưởng đến ai. Kết quả của việc xem xét để tư vấn cho tổng thống để tổng thống xem xét có phủ quyết đạo luật đó hay không.
Quyền khởi kiện: ban đầu chỉ có tổng thống Cộng hòa Pháp mới có quyền yêu cầu xem xét tính hợp hiến. Năm 1974, quyền khởi kiện được mở rộng cho 60 hạ nghị sĩ trở lên và 60 thượng nghị sĩ trở lên. Tháng 3/2010, quyền khởi kiện được mở rộng cho toàn thể công dân Cộng hòa Pháp khi đủ điều kiện. Thủ tục mang tính hành chính mệnh lệnh, khi xem xét tính hợi hiến thì Hội đồng bảo hiến tiến hành hợp kín, bỏ phiếu kín và quyết định có giá trị khi có 7/9 thành viên tham dự và có quá bán thành viên tham dự biểu quyết tán thành (ngang phiếu nhau thì chủ tịch Hội đồng bảo hiến quyết định cuối cùng).
Tòa án có quyền tuyên bồ dự luật của Nghị viện ban hành là hợp hiến hoặc vi hiến, là cơ sở để tổng thống có phủ quyết dự luật đó hay không. Các phán quyết này về nguyên tắc có giá trị rộng, có giá trị trong tất cả các chủ thể trong đời sống chính trị Cộng hoà Pháp; có giá trị chung thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, không có cơ quan cưỡng chế thi hành án mà được thi hành bằng văn minh chính trị Cộng hoà Pháp.
b)    Áp dụng mô hình tại Việt Nam.
Mô hình bảo hiến tập trung châu Âu lục địa (trừ nước Anh): Hội đồng bảo hiến Cộng hòa Pháp ban đầu chỉ là toan tính của Sác đờ Gôn làm suy yếu nghị viện tăng cường quyền lực cho tổng thống, nên chỉ phù hợp với nước Pháp ở thời điểm cụ thể (năm 1958). Về sau mục đích của Sác đờ Gôn đạt được, mô hình này cần tư pháp hóa, tính hợp những yếu tố của Tòa án hiến pháp Đức để có thể tồn tại.
Cụ thể ở Việt Nam;
Mô hình này là toan tính của Sác đờ Gôn, chỉ phù hợp với nước Pháp ở thời điểm cụ thể (năm 1958) nhưng có nhiều đặc điểm phù hợp để có thể áp dụng ở Việt Nam.
Việt Nam với cơ chế tập quyền vẫn còn dấu ấn cho nên Quốc hội vẫn được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cần có một cơ chế kiểm sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, đồng thời dần thay đổi lý thuyết Quốc hội tối cao thành Hiến pháp tối cao, bảo vệ Hiến pháp trước nhà cầm quyền.
Trước hết cần có cơ chế bảo vệ Hiến pháp, đồng thời tránh sự sung đột đối đầu trực tiếp với các nhánh quyền lực, vì vậy thẩm quyền của Hiện đồng bảo hiến không thể quá lớn, thẩm quyền của Hội đồng bảo hiến chỉ được bổ sung theo từng giai đoạn để phù hợp với điều kiện cụ thể (có tính mềm dẻo để thích nghi với hoành cảnh đất nước).
Tóm lại, do tính đặc thù của mô hình này ở Cộng hòa Pháp, chính vì vậy khi áp dụng mô hình này ở Việt Nam cần thay đổi một số vấn đề để mô hình bảo hiến này phù hợp với các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ở Việt Nam và phát huy được hiệu quả của mô hình này.
II.    Chi tiết mô hình bảo hiến Hội đồng bảo hiến tại Việt Nam. 
Tại Điều 119 của Hiến pháp 2013 có quy định “cơ chế bảo hiến do luật định”, vì vậy cần có một đạo luật quy định chi tiết về những vấn đề bảo hiến gồm: thành lập Hội đồng bảo hiến; chủ thể bảo hiến; thẩm quyền bảo hiến; phương pháp bảo hiến; quyền khởi kiện, thủ tục giải quyết; giá trị pháp lý, hậu quả các phán quyết. Trên cơ sở chọn mô hình bảo hiến kiểu Hội đồng bảo hiến Pháp và đáp ứng các điều kiện để có thể áp dụng thành công mô hình này tại Việt Nam, thì có thể phát thảo chi tiết mô hình này như sau:
1.    Thành lập Hội đồng bảo hiến.
Thành lập cơ quan chuyên trách về bảo hiến là cần thiết đối với nước ta, phù hợp với xu hướng thời đại. Hội đồng bảo hiến có thể xem là công cụ của nhân dân để bảo vệ nhân quyền, quyền vốn có của mình, bảo vệ Hiến pháp của toàn dân trước nhà cầm quyền, do đó thẩm quyền thành lập ra Hội đồng bảo hiến phải thuộc về nhân dân. Nhưng do nhân dân chưa thể thực hiện được mà phải giao cho một chủ thể mà nhân dân tin cậy và đủ sức thành lập Hội đồng bảo hiến.
Với tình hình chính trị hiện tại, cho thấy không có chủ thể nào, có đủ khả năng để thành lập Hội đồng bảo hiến. Nếu giao cho Quốc hội quyền thành lập Hội đồng bảo hiến, thì sẽ không đảm bảo tính khách quan khi Hội đồng bảo hiến thực hiện quyền bảo hiến trước Quốc hội, đồng thời sẽ không có cơ chế rõ ràng để thực hiện phán quyết của Hội đồng bảo hiến khi văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội vi hiến. Nếu giao cho Nguyên thủ quốc gia – chủ tịch nước quyền thành lập Hội đồng bảo hiến, với cơ cấu chính trị hiện nay nguyên thủ quốc gia không thể ngang hàng với Quốc hội, Điều 87 Hiến pháp 2013 quy định chủ tịch nước do quốc hội bầu trong số địa biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, vì vậy Hội đồng bảo hiến rất khó khăn, không đủ khả năng để bảo hiến, không thể có cơ chế thực hiện phán quyết của mình trước Quốc hội, Tòa án, Chính phủ,...
Hiện nay, nguyên thủ quốc gia – chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng, ông cũng là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (đây không phải là nhất thể hóa hai chức vụ: chủ tịch nước và tổng bí thư, mà chỉ là tình huống). Với tình hình trước mắt, để nguyên thủ quốc gia đủ sức thành lập Hội đồng bảo hiến và để phù hợp xu thế thời đại, đáp ứng yêu cầu hiện tại, thuận lòng dân, cần nhất thể hóa hai chức vụ: chủ tịch nước và tổng bí thư. Khi nhất thể hóa, ngoài vị trí, vai trò, thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia được tăng cường mà Hội đồng bảo hiến cũng được đảm bảo cả về vị trí, vai trò, thẩm quyền và giá trị pháp lý của các phán quyết.
2.    Chủ thể bảo hiến.
Hội đồng bảo hiến được thành lập bởi nguyên thủ quốc gia gồm 12 thành viên, hình thành theo nguyên tắc:
Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm 3 thành viên, trong đó 1 thành viên được quyên thủ quốc gia chỉ định là chủ tịch Hội đồng bảo hiến. 3 thành viên này sẽ được chọn từ những người có uy tính, có những đóng góp, công lao nhất định cho quốc gia, ưu tiên cho những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực hiến pháp, chính trị.
Quốc hội bổ nhiệm 3 thành viên, trong đó 1 thành viên được Quốc hội chỉ định là phó chủ tịch Hội đồng bảo hiến. 3 thành viên này sẽ được chọn từ những thành viên của Quốc hội và phải có uy tính, có những đóng góp, công lao nhất định cho quốc gia, ưu tiên cho những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực hiến pháp, chính trị.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 3 thành viên. 3 thành viên này được chọn từ những người có uy tính, có những đóng góp, công lao nhất định cho quốc gia, ưu tiên cho những người từng là thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Tòa án – Viện kiểm sát bổ nhiệm 3 thành viên. 3 thành viên này sẽ được chọn từ những người có uy tính, có những đóng góp, công lao nhất định cho quốc gia, ưu tiên cho những người từng là thành viên của hội đồng thẩm phán tối cao, thành viên của Tòa án – Viên kiểm sát.
Nhiệm kỳ của 12 thành viên Hội đồng bảo hiến là 9 năm (không được bổ nhiệm lại), cứ 3 năm thì bổ nhiệm lại 1/3 thành viên (đảm bảo tính kế thừa). Trong nhiệm đầu tiên, hết năm thứ 3 và hết năm thứ 6 của nhiệm kỳ này thì chủ thể bổ nhiệm các thành viên Hội đồng bảo hiến phải căn cứ vào khả năng làm việc, những đóng góp cho Hội đồng bảo hiến mà chỉ định hết nhiệm kỳ đối với 1 thành viên do mình bổ nhiệm trước đó (tức trong nhiệm kỳ đầu tiên: 4 thành viên có nhiệm kỳ 4 năm, 4 thành viên có nhiệm kỳ 6 năm, 4 thành viên có nhiệm kỳ 9 năm), các nhiệm kỳ sau thực hiện bình thường.
Thành viên của Hội đồng bảo hiến nhiệm vụ, quyền hạn: hoạt động chuyên trách, tham gia các cuộc hợp, buổi thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng bảo hiến; quyền kiến nghị xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xem xét của Hội đồng bảo hiến, được pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, những hành vi cản trở thành viên Hội đồng bảo hiến thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử lý theo pháp luật, quyền được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Hội đồng bảo hiến, quyền được hưởng hệ số lương 12,5 và các nhiệm vụ quyền hạn khác do luật định.
3.    Thẩm quyền bảo hiến.
Khi Hội đồng bảo hiến tiến hành bảo hiến có những thẩm quyền:
Tuyên bố bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát là hợp hiến hoặc vi hiến. Có quyền đề nghị các cơ quan đó xem xét lại các văn bản pháp luật khi vi hiến.
Tuyên bố hành vi, quyết định của nhân viên lập pháp, hành pháp, tư pháp là vi hiến.
Có quyền thụ lý, giải quyết đơn đề nghị xem xét các văn bản pháp luật của các cơ quan ở trung ương hoặc đơn đề nghị xem xét hành vi của các nhân viên lập pháp, hành pháp, tư pháp của chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiển sát nhân dân tối cao, nhóm đại biểu Quốc hội 20 người trở lên.
Có quyền giải thích hiến pháp; tham mưu, đề suất cho Quốc hội sữa Hiếp pháp.
Giải quyết tranh chấp quyền lực giữa các nhánh quyền lực và giữa các cơ quan ở trung ương với nhau.
Giải quyết tranh chấp trong bầu cử.
Đó là các thẩm quyền dành cho Hội đồng bảo hiến khi đã có vị trí, vai trò nhất định. Tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà có thể quy định thẩm quyền của Hội đồng bảo hiến ít hay nhiều khác nhau.
4.    Phương pháp bảo hiến.
Phương pháp bảo hiến: giám sát sau, giám sát trù tượng.
Giám sát sau: Hội đồng bảo hiến chỉ xem xét tính hợp hiến của một văn bản pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát ban hành khi đạo luật đó đã có hiệu lực thi hành.
Giám sát trù tượng: khi văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực, đã đi vào đời sống, có ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến các chủ thể trong xã hội, bắt buộc phải có yêu cầu của chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiển sát nhân dân tối cao, nhóm đại biểu Quốc hội 20 người trở lên, thì Hội đồng bảo hiến mới xem xét, hoặc Hội đồng bảo hiến tự mình quyết định xem xét.
5.    Quyền khởi kiện – thủ tục khởi kiện.
Quyền khởi kiện thuộc về chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiển sát nhân dân tối cao, nhóm đại biểu Quốc hội 20 người trở lên. Khi có chủ thể đủ điều kiện thực hiện quyền khởi kiện hoặc Hội đồng bảo hiến phát hiện văn bản quy pham pháp luật có thể vi hiến thì Hội đồng bảo hiến tiếp nhận thụ lý, tiến hành hợp. Cuộc hợp có giá trị khi 3/4 thành viên dự hợp và phán quyết của Hội đồng bảo hiến phải có 3/5 thành viên dự hợp tán thành. 
6.    Giá trị pháp lý - hệ quả các phán quyết.
Có quyền tuyên bố văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát ban hành là vi hiến và đề nghị các cơ quan trên xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật đó, khi các chủ thể này không xem xét lại hoặc đã xem xét lại mà vẫn giữ nguyên văn bản quy phạm pháp luật đồng thời không có giải thích thỏa đáng thì Hội đồng bảo hiến đề nghị nguyên thủ quốc gia giải quyết theo con đường Đảng.
Có quyền tuyên bố văn bản quy phạm pháp luật do chủ tịch nước ban hành là vi hiến và đề nghị xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật đó.
Có quyền tuyên bố hành, quyết định của nhân viên lập pháp, hành pháp, tư pháp là vi hiến và kiến nghị kỹ luật.
Phán quyết của Hội đồng bảo hiến có giá trị đối với tất cả các chủ thể trong dời sống chính trị Việt Nam.
Phán quyết của Hội đồng bảo hiến có giá trị chung thẩm không kháng cáo, kháng nghị, không có cơ quan cưỡng chế thi hành, được thi hành bằng niềm tin vào người ra phán quyết, vào danh dự, uy tín của tất cả các thành viên của Hội đồng bảo hiến, đồng thời được thi hành bằng con đường Đảng cộng sản Việt Nam.
 

Từ khóa:
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách