Tổng quan về văn phòng đại diện - 8 điều quan trọng nhất !

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
Anh Linh
Thành viên
Bài viết: 1
Ngày tham gia: 14:38 - 26/6/2019
Tiếp xúc:

Tổng quan về văn phòng đại diện - 8 điều quan trọng nhất !

Bài viết chưa xem by Anh Linh »

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm còn băn khoăn không nắm rõ cần khai báo thuế gì, chức năng và quyền hạn của văn phòng đại diện ra sao. Vậy nên, bài viết “tổng quan về văn phòng đại diện” dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn văn phòng đại diện. 1. Khái niệm chuẩn về văn phòng đại diện Theo khoản 2 điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014, quy định: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”. 2. Phạm vi thành lập văn phòng đại diện Hiện nay, nhà nước Việt Nam rất tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nước ngoài và các nhà sản xuất trong nước. Vậy nên, là chủ doanh nghiệp bạn có thể mở văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập văn phòng đại diện trong nước, thì có thể đặt văn phòng đại diện tại - tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương 3. Chức năng chính của văn phòng đại diện là gì? Mặc dù là văn phòng đại diện doanh nghiệp nhưng chức năng văn phòng đại diện không thua kém gì so với văn phòng thường. Cụ thể dưới đây là 10 chức năng chính:
  • Triển khai và phát triển các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã được cơ quan chức năng cấp phép trên địa bàn hoạt động dựa trên pháp luật hiện hành.
  • Khi các cơ quan chức năng tại địa phương cần các giấy tờ, chứng từ, bằng chứng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
  • Báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính theo quy định nhà nước.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả phát triển và tăng trưởng của các cơ sở hoặc chi nhánh (nếu có) hàng năm.
  • Tổ chức công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
  • Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo quy mô định hướng của Hội đồng quản trị.
  • Phối hợp với văn phòng trụ sở chính của doanh nghiệp và các cơ sở và chi nhánh khác trong việc khai thác khách hàng cũng như việc điều động nhân viên.
  • Quản lý chặt chẽ các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp tại địa bàn hoạt động.
  • Soạn thảo những văn bản pháp quy để phục vụ cho mọi hoạt động của văn phòng dựa trên những văn bản pháp quy của doanh nghiệp.
  • Chăm lo, quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên tại các cơ sở, chi nhánh.
4. Quy trình 3 bước thành lập văn phòng đại diện cho doanh nghiệp         1. Lập hồ sơ, giấy tờ đăng ký thành lập văn phòng đại diện         2. Gửi nộp hồ sơ ĐKTL trên lên Sở Kế hoạch và Đầu tư         3. Nhận giấy tờ chứng nhận Văn phòng đại diện DN hoạt động 5. Thời gian đăng ký thành lập văn phòng đại diện Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Sau khi công ty, DN đăng ký thành lập văn phòng đại diện, sẽ mất khoảng 5 ngày làm việc để hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ, chứng từ, cũng như các giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện. Nhưng thực tế, bạn  sẽ phải chờ đợi đến 1 tháng hoặc 1,5 tháng tại Việt nam, còn doanh nghiệp nước ngoài chỉ mất 2-3 làm việc. Vậy nên, trong thời gian chờ đợi trên bạn có thể triển khai các công việc khác cho doanh nghiệp. 6. Chế độ kế toán và kê khai thuế doanh nghiệp - Hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp - Không phát hành và sử dụng hóa đơn - Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài nếu có hoạt động kinh doanh. Nếu không có hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp không phải nộp 7. Những lưu ý TRƯỚC và SAU khi mở văn phòng đại diện a. Trước khi thành lập - Tên doanh nghiệp phải viết đúng với quy định nhà nước - Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện phải xác thực rõ ràng, không phải nhà tập thể, nhà chung cư - Các thông tin như: họ tên, địa chỉ cư trú, giấy CMTND, hộ chiếu, chữ ký của người đại diện theo pháp luật phải rõ ràng, chính xác, đồng nhất. b. Sau khi thành lập - Văn phòng đại diện phải được treo biển hiệu với thông tin rõ ràng: tên văn phòng đại diện, địa chỉ trụ sở, sđt, cơ quan chủ quản. - Văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện theo quy định.  - Nếu doanh nghiệp có sự thay đổi liên quan đến hoạt động và nội dung của văn phòng đại diện cần thực hiện theo đúng thủ tục quy định của nhà nước. 8. Giải pháp thuê văn phòng đại diện tiết kiệm tới 90% chi phí Nếu thuê mặt bằng làm văn phòng đại diện sẽ khá tốn kém, chi phí dao động trong khoảng 6-15 triệu (chưa bao gồm các khoản phí phụ). Thay vì thế, bạn có thể lựa chọn mô hình cho thuê văn phòng ảo tại các tòa nhà building hạng A, B, C để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và duy trì các mối kinh doanh hợp tác.  Hiện nay, có khá nhiều đơn vị cung cấp giải pháp cho thuê văn phòng ảo như: Cogo, Regus, Hanoi Office… nhưng để đảm bảo tiết kiệm chi phí phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mà chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp thì bạn nên tham khảo gói dịch vụ văn phòng ảo giá rẻ của Hanoi Office. Như vậy, bạn đã nắm rõ được các kiến thức và lưu ý tổng quan về văn phòng đại diện khi thuê. Nếu cần tham khảo cụ thể thêm về các phần cần chuẩn bị khi làm văn phòng đại diện thì có thể tìm kiếm trên các website về luật pháp nhé.
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách