Nội dung và hình thức của hợp đồng dân sự

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Nội dung và hình thức của hợp đồng dân sự

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Nội dung của hợp đồng dân sự 

Nội dung của hợp đồng dân sự là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận xác lập nên sau khi đã tự do bàn bạc, thương lượng. Nội dung của hợp đồng dân sự xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên, quyết định tính khả thi của hợp đồng cũng như hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Các bên khi thỏa thuận về nội dung của hợp đồng phải bảo đảm là những nội dung hợp pháp với các điều khoản rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi cao.

Điều 402 Bộ luật Dân sự quy định: “Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
-      Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
-      Số lượng, chất lượng;
-      Giá, phương thức thanh toán;
-      Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
-      Quyền, nghĩa vụ của các bên;
-      Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
-      Phạt vi phạm hợp đồng;
-      Các nội dung khác.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

Hình thức của hợp đồng dân sự

Trong quan hệ giao kết hợp đồng dân sự, các bên thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh trong hợp đồng và cam kết thực hiện. Nhưng các thỏa thuận phải được biểu hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định. Hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã cam kết thỏa thuận với nhau. Đối với hợp đồng dân sự, tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng, vào nội dung, tùy thuộc vào lòng tin lẫn nhau của các bên giao kết mà họ có thể lựa chọn hình thức nào trong việc giao kết hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Hình thức của hợp đồng dân sự là đa dạng. Theo Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”.

Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể là sự thỏa thuận bằng việc thực hiện một hành vi nào đó.

Hình thức miệng (bằng lời nói); Hình thức này được áp dụng trong trường hợp hợp đồng thỏa thuận thực hiện một công việc cụ thể hoặc giá trị của hợp đồng là không lớn, các bên tin tưởng lẫn nhau. Cho nên, các bên giao kết chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.

Hình thức bằng văn bản (viết): Các bên giao kết hợp đồng cam kết thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ hợp đồng bằng văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi rõ những nội dung cơ bản mà các bên đã cam kết với nhau, và người đại diện của các bên phải ký tên vào văn bản. Thông điệp dữ liệu thông qua các phương tiện điện tử cũng được coi là hình thức văn bản. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử. Nếu xảy ra tranh chấp, hợp đồng được ký kết bằng hình thức văn bản là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có cơ sở chắc chắn hơn là hình thức bằng lời nói. Ví dụ như hợp đồng thuê khoán tài sản, giao kết hợp đồng bằng hình thức này hợp đồng được lập thành nhiều bản, mỗi bên giữ ít nhất một bản. Điều đó là căn cứ chứng minh rõ rệt nhất quyền dân sự của các bên giao kết hợp đồng.

Trong trường học pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó” (Khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự). Trong trường hợp này, hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đối với những quan hệ giao kết hợp đồng có giá trị lớn, phức tạp, dễ dẫn đến tranh chấp trong quan hệ giao kết hợp đồng hoặc các hợp đồng mà đối tượng là tài sản chịu sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước thì các bên phải lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước, hoặc của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu nơi đó không có cơ quan công chứng. Một số hợp đồng chuyển giao công nghệ phải thực hiện đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Hợp đồng dân sự khi giao kết bằng hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, có những quan hệ hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải giao kết hợp đồng bằng hình thức này nhưng để có căn cứ chắc chắn, các bên có thế chọn hình thức văn bản để giao kết hợp đồng.

Các bên có thể thỏa thuận giao kết hợp đồng theo mẫu là hợp đồng được một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý.

Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục hợp đồng để quy định một cách cụ thể, chi tiết một số điều khoản của hợp đồng mà các bên phải làm rõ khi thực hiện hợp đồng để các bên không thể hiểu mập mờ, mâu thuẫn về các cam kết trong hợp đồng. Phụ lục của hợp đồng có nội dung không trái với nội dung hợp đồng thì có hiệu lực như hợp đồng. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi. Quy định về hợp đồng dân sự được thể hiện rõ trong Luật Dân Sự giống như việc thành lập công ty mới được quy định trong Luật Doanh Nghiệp.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 8 khách