Các tập toàn kinh tế trên thế giới có các hình thức tổ chức nào?

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Các tập toàn kinh tế trên thế giới có các hình thức tổ chức nào?

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Trên thế giới hiện nay đã và đang có rất nhiều loại hình tập đoàn.

Cartel là loại tập đoàn kinh doanh giữa các công ty trong một ngành lĩnh vực sản xuất kinh doanh cùng ký kết hợp đồng với nhau hoặc thỏa thuận kinh tế nhằm mục đích cạnh tranh. Trong các Cartel, các công ty vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý, còn tính độc lập về kinh tế được điều hành bằng hợp đồng kinh tế. Đối tượng của các thỏa thuận kinh tế có thể là: thống nhất về giá cà, phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu, thống nhất chuẩn mực, kiểu loại kích cỡ, chuyên môn hoá sản phẩm.

Tuy nhiên, do các Cartel thường dẫn đến độc quyền nên chính phủ nhiều nước ngăn cấm hoặc hạn chế hình thức tập đoàn này bằng cách thông qua những đạo luật chống độc quyền hay luật Cartel. Chỉ có những Cartel nào theo quan điểm của chính phủ không trực tiếp dẫn đến hạn chế cạnh tranh mới được phép hoạt động nhưng phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước.

Syndicate: Thực chất là một dạng đặc biệt của Cartel, có một văn phòng thương mại chung được thành lập do một ban quản trị chung điều hành và tất cả các công ty phải tiêu thụ hàng hoá thông qua kênh của văn phòng này.

Trust: là một liên minh độc quyền các tổ chức sản xuất kinh doanh do một ban quản trị thống nhất điều khiển. Các doanh nghiệp bí mật quyền độc lập về sần xuất thương mại, các nhà tư bản trở thành cổ đông. Việc thành lập Trust nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao, chiếm nguồn vốn nguyên liệu và khu vực đầu tư.

Consortium: là một trong những hình thức của các tổ chức độc quyền ngân hàng nhằm mục đích chia nhau mua trái khoán trong và ngoài nước hoặc tiến hành công việc buôn bán nào đó. Đứng đầu Consortium thường là ngân hàng lớn có vai trò điều hành hoạt động của tổ chức này.

Concern: là hình thức tổ chức tập đoàn phố biến hiện nay. Concern không có tư cách pháp nhân các công ty thành viên giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý, mối quan hệ giữa các công ty thành viên trên cơ sở những thoả thuận về lợi ích chung như phát minh sáng chế, nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác sản xuất và có hệ thống tài chính chung. Trong Concern thường có một “Holding Company” giữ vai trò như “công ty mẹ” điều hành hoạt động chung, thực chất nó làm một công ty cổ phần nắm giữ cổ phần đóng góp của các công ty thành viên.

Các công ty thành viên hoạt động ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau có mối quan hệ gần gũi với nhau về công nghệ sản xuất trong đó có một ngành chủ chốt. Hoạt động của các công ty thành viên nhằm phục vụ lợi ích của mình và cả của công ty mẹ trên cơ sở liên kết theo chiều dọc hay chiều ngang thông qua những hợp đồng kinh tế, hiệp định hay những khoản tín dụng cho vay.

Conglomerate: là một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực. Các công ty thành viên ít có mối quan hệ công nghệ sản xuất với nhau mà chủ yếu quan hệ về hành chính và tài chính. Conglomerate được hình thành bằng cách thu hút cổ phần của những công ty có lợi nhuận cao nhất thông qua thị trường chứng khoán. Đặc điểm cơ bản của Conglomerate là hoạt động chủ yếu nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát tài chính.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty nước ngoài trọn gói.

Các tập đoàn kinh doanh xuyên quốc gia là những công ty vượt ra ngoài biên giới quốc gia của một nước, có quy mô mang tầm cỡ quốc tế với một hệ thống chi nhánh dày đặc ở nước ngoài nhằm mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản là công ty mẹ thuộc sở hữu nước chủ nhà và một hệ thống các công ty chi nhánh ở nước ngoài. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chủ yếu về tài chính, công nghệ kỹ thuật. Các chi nhánh có thể mang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, công ty hỗn hợp với hình thức góp vốn cổ phần.

Qua một số tập đoàn kinh tế khác nhau ở trên, các tập đoàn kinh doanh có các hình thức tổ chức rất đa dạng và linh hoạt, từ đó có thể đề cập tóm tắt một sổ hình thức chủ yếu như sau:

Tập đoàn kinh tế được hình thành theo nguyên tắc “kết hợp chặt chẽ trong một tổ chức kinh tế”, các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất mang tính độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại. Những tập đoàn kinh doanh này được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều sở hữu khác nhau hoặc có một công ty mạnh nhất chi phối cả tập đoàn. Các công ty thành viên trong cùng một ngành hoặc có liên quan với nhau về chu kỳ công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong quá trình gia công chế biến liên tục hoạt động thống nhất trong tập đoàn, về mặt cấu trúc có thể có ba dạng khác nhau của hình thức này:

Liên kết theo chiều dọc: Đây là hình thức liên kết mà các công ty thành viên sử dụng sản phẩm (đầu ra) của nhau. Chẳng hạn: Tập đoàn Mitsubishi gồm các công ty khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, cấu kiện kim loại.

Liên kết theo chiều ngang: Trong loại hình này, các công ty có quan hệ với nhau về sản phẩm hay dịch vụ bổ trợ cho nhau hoặc các sản phẩm cho cùng một nhóm khách hàng hoặc cùng nhóm mục tiêu sử dụng. Các công ty này liên kết với nhau để tạo lợi thế chung. Ví dụ, Tập đoàn LG có công ty sản xuất máy tính, công ty sản xuất máy in, máy phô tô và thiết bị văn phòng, công ty sản xuất giấy..

Kiểu liên kết hạt nhân: Giữa các công ty thành viên có sự liên kết về công nghệ, hoặc thị trường nhưng xoay quanh một nhóm sản phẩm mũi nhọn. Ví dụ: Tập đoàn General moto cung cấp một sổ loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau, nhưng sản xuất ô tô là hạt nhân của cả tập đoàn.

Tập đoàn kinh doanh được hình thành theo nguyên tắc “liên kết kinh tế”. Thông thường, cơ sở tồn tại của loại hình tập đoàn này là các thỏa thuận hoặc hợp đồng tạo ra sự liên kết “mềm” giữa các thành viên để tăng thêm lợi thế cho nhóm các thành viên đó. Các công ty thành viên có tính độc lập cao. Hình thức của liên kết rất đa dạng. Các công ty thành viên ký kết hợp đồng thoả thuận với nhau về nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh như xác định quy mô sản xuất, hợp tác nghiên cứu và trao đổi bằng phát minh sáng chế kỹ thuật, quy định giá cả, thị trường tiêu thụ, khối lượng sản phẩm cung cấp v.v... về tổ chức thường có ban quản trị chung điều hành các hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một đường lối chung thống nhất, nhưng các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về tổ chức sản xuất và thương mại của mình. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là quan hệ liên kết giữa các thành viên tương đối lỏng lẻo. về mặt lịch sử hình thức liên kết này đã có từ rất sớm, phôi thai từ thế kỷ 19, ví dụ như Carter, là hình thức liên kết giữa các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực, một ngành, thẩm chí có cùng sản phẩm giống nhau. Thực ra, mối liên kết giữa các công ty trong Carter chỉ thuần túy là sự cam kết đối với một số điều khoản nhất định nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp với nhau.

Do sự phát triển cao của thị trường tài chính, tập đoàn kinh doanh được hình thành trên cơ sở xác lập sự thống nhất về tài chính và kiểm soát tài chính. Các công ty thành viên ký kết các hiệp định về tài chính hình thành một công ty tài chính chung gọi là Holding company. Công ty này là công ty mẹ của tập đoàn kinh doanh. Đây là hình thức phát triển cao của tập đoàn kinh doanh. Hiện nay, đây là hình thức tập đoàn phố biến nhất trên thế giới. Những quy định về việc thành lập công ty mới, các quyền và nghĩa vụ của tập đoàn kinh tế được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 8 khách