Những công việc phải làm sau khi thành lập công ty là gì?

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Những công việc phải làm sau khi thành lập công ty là gì?

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp có quyền lập những chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình và phải chịu trách nhiệm về hoạt động của những đơn vị phụ thuộc này. Nhà nước có thể đưa ra những giới hạn về số lượng hoặc tăng thêm điều kiện cho việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đối với những nhà đầu tư cụ thể trong một số ngành, nghề kinh doanh như đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, pháp luật phân biệt hai trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại cùng và khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt cứ nhánh. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, sau đó cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chi nhánh, văn phòng đại diện được khắc dấu và sử dụng con dấu của mình.

Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào 110 sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 17 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP quy định việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp hoặc đã đăng ký chuyển đổi theo quy định của pháp luật có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ngoài trụ sở chính. Việc thành lập chi nhánh không nhất thiết phải kèm theo hoặc đồng thời với việc thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.

Việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành như Luật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán v.v...

Đăng ký thuế

Những doanh nghiệp mà việc thành lập công ty không thực hiện theo thủ tục đăng ký doanh nghiệp của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 14/4/2010 thì phải thực hiện đăng ký thuế. Trình tự, thủ tục đăng ký thuế để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế được quy định tại các điều 21 đến 29 Luật Quản lý thuế 2006.

Đăng ký sử dụng con dấu

Doanh nghiệp có con dấu riêng không có hình quốc huy để thể hiện tư cách chủ thể và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 1/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP. Theo đó, các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không phải cấp giấy phép làm con dấu, nhưng phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Công an trước khi sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai. Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.

Con dấu của doanh nghiệp bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
  • Có quyết định chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu.
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc có các vi-phạm theo quy định của pháp luật.
  • Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã có thông báo mất.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi con dấu phải thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu để nộp lại cho cơ quan công an nơi đã đăng ký. Cơ quan ra quyết định thu hồi giấy chứng  nhận đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 4 khách