Điều cần lưu ý về giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Điều cần lưu ý về giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh là phạm vi tài sản phải đưa ra để thanh toán cho các nghĩa vụ tài sản phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.Vấn đề giới hạn trách nhiệm trước hết và chủ yếu được xem xét đối với người đầu tư vốn vào doanh nghiệp (nhà đầu tư-chủ doanh nghiệp). Sau đó là giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp (chủ thể kinh doanh).

 Đối với một nhà đầu tư, chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm thanh toán những khoản nợ phát sinh trong kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đầu tư vốn vào đó bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, bao gồm những tài sản đăng ký đưa vào kinh doanh và những tài sản không trực tiếp đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chẳng hạn, quy định hiện hành đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh công ty hợp danh.

 Chịu TNHH nghĩa là nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm thanh toán những khoản nợ phát sinh trong kinh doanh của doanh nghiệp chỉ bằng số tài sản mà họ đầu tư vào kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chẳng hạn, các cổ đông trong công ty cổ phần, thành viên trong công ty TNHH, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, chủ sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

 Về nguyên tắc, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân phải chịu trách nhiệm thanh toán những nghĩa vụ tài sản phát sinh trong kinh doanh bằng toàn bộ tài sản mà pháp luật quy định là tài sản riêng của doanh nghiệp (pháp nhân) đó. Tài sản của doanh nghiệp là pháp nhân khi đăng ký thành lập công ty là số vốn điều lệ. Pháp luật có những quy định cụ thể để xác định số tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm phải thanh toán những nghĩa vụ tài sản. Công ty cổ phần, công ty TNHH là những doanh nghiệp có giới hạn trách nhiệm như vậy và được coi là loại TNHH.

 Có một điều lưu ý là đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Trong doanh nghiệp tư nhân không có sự phân biệt tư cách chủ sở hữu (cá nhân) và tư cách chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp) nên doanh nghiệp tư nhân thuộc loại chịu trách nhiệm vô hạn. Đối với công ty hợp danh, tài sản của công ty vào thời điểm lâm vào tình trạng phá sản dùng để thanh toán các nghĩa vụ tài sản khi có Quyết định mở thủ tục thanh lý doanh nghiệp, ngoài những tài sản mà các thành viên góp vào kinh doanh, còn bao gồm những tài sản của các thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh (Điều 49 Luật Phá sản 2004). Với nghĩa đó, có thể coi công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh, mặc dù doanh nghiệp này theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 là có tư cách pháp nhân.

 Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 9 khách