Kinh doanh và những điều cần biết về việc quản lý hoạt động kinh doanh của nhà nước Việt Nam

Luật doanh nghiệp là một lĩnh vực pháp luật đặc biệt quan trọng trong pháp luật kinh doanh, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động, tổ chức lại, giải thể các loại hình doanh nghiệp.
Đăng trả lời
bestgaren
Thành viên gắn bó
Bài viết: 52
Ngày tham gia: 17:27 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 20 lần
Tiếp xúc:

Kinh doanh và những điều cần biết về việc quản lý hoạt động kinh doanh của nhà nước Việt Nam

Bài viết chưa xem by bestgaren »

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, thường xuyên một, một sổ hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến phân phối hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận.

Các nhà đầu tư thành lập công ty và các chủ thể kinh doanh khác trước tiên và chủ yếu là để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đương nhiên, hoạt động kinh doanh của mọi chủ thể dù thuộc thành phần kinh tế nào cũng chỉ có thể tiến hành trong một môi trường kinh doanh nhất định. Hiệu quả kinh tế, xã hội của các hoạt động kinh doanh do các chủ thể kinh doanh tiến hành phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của môi trường kinh doanh với nhiều yếu tố khác nhau do Nhà nước tạo nên, trong đó có môi trường pháp lý là vấn đề được đề cập ở đây. Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm soát, quản lý của nhà nước thông qua các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế. 

Môi trường pháp lý cho kinh doanh là sự thể chế hóa thành quyền và nghĩa vụ đối với cả hai phía chủ thể kinh doanh và cơ quan nhà nước. Đối với các chủ thể kinh doanh đó là những quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh thể hiện qua các nội dung thành lập, quản lý điều hành, giải thể các đơn vị kinh doanh; xác lập và giải quyết các quan hệ kinh tế và quan hệ hợp đồng trong quá trình đầu tư, cạnh tranh; giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại và thực hiện pháp luật về phá sản. Đối với cơ quan nhà nước đó là nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước trong các công việc cụ thể của quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các quy định về tổ chức thực hiện pháp luật về các nội dung đỏ. Như vậy, có hai hoạt động tuy có mối liên hệ tác động qua lại với nhau nhưng rất cần phân biệt rõ ràng là hoạt động kinh doanh do các chủ thể kinh doanh tiến hành và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế do các cơ quan nhà nước tiến hành. 

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của Nhà nước đổi với các chủ thể kinh doanh bằng các phương pháp và nội dung do pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận tối đa, đồng thời trên cơ sở đó mà đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội được đặt ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. 

Hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế đều phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật. Pháp luật về hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế đều do cùng một chủ thể Nhà nước đặt ra và tổ chức thực hiện. Nhà nước là chủ thể quản lý trong các quan hệ quản lý nhà nước về kinh tế. Mặt khác, Chính phủ, các Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là chủ thể của hoạt động kinh doanh với tư cách là chủ sở hữu phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nếu như trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp có sự lẫn lộn về nội dung và tư cách chủ thể của Nhà nước trong hai hoạt động này thì trong cơ chế kinh tế thị trường ngày nay, nhất thiết phải phân biệt rõ ràng, trước hết là trong các quy định pháp luật. Quản lý nhà nước về kinh tế có mục đích tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện quyền tự do kinh doanh. Trong quan hệ quản lý, doanh nghiệp là chủ thể bị quản lý nhưng có những quyền pháp lý và được coi là người được phục vụ. Công chức và cơ quan nhà nước trong thẩm quyền được xác định chi tiêu từ ngân sách nhà nước có nghĩa vụ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Hiệu quả kinh tế, xã hội của hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế không thể trực tiếp thấy được mà được đánh giá thông qua hiệu quả thực tế của hoạt động kinh doanh. 

Trong lịch sử và hiện tại của Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước (nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối) giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từ Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 24-9-2001 đến nay, nhiều văn bản pháp luật mới về loại doanh nghiệp này đã được ban hành cùng với những chuyển biến tích cực trong thực tiễn theo hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tạo cơ sở pháp lý từng bước đưa doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động cùng quy chế pháp lý với các doanh nghiệp của các nhà đầu tư khác không phải nhà nước. Trong thực tế, việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu là các công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 - đạo Luật Doanh nghiệp thống nhất cho mọi nhà đầu tư - đã cơ bản hoàn thành vào thời điểm quy định 1/7/2010. Quản lý nhà nước về kinh tế phải bảo đảm sự bình đẳng trong địa vị pháp lý giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hạn chế và tiến tới xóa bỏ những ưu đãi đặc biệt đang dành cho doanh' nghiệp nhà nước về quyền sử dụng đất, tài chính, tín dụng cũng như về các điều kiện kinh doanh. 

Theo quy định mới nhất, Quy trình và Thủ tục thành lập công ty có sự thay đổi về con dấu. Trong tiến trình tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nguyên tắc đối xử phổ biến trong pháp luật về thành lập, quản lý hoạt động doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư là đối xử quốc gia. Đe thực hiện nguyên tắc này, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được ban hành mới như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005. Tuy nhiên, môi trường pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tiếp tục có những thay đổi để phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế về nội dung ban hành pháp luật nhằm cụ thể hoá quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp và nhất là việc tăng cường hiệu lực của quản lý nhà nước về kinh tế trong tổ chức thực hiện pháp luật. 

Nếu bạn có thắc mắc vui lòng để lại comment bên dưới nhé, mình sẽ giải đáp.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 8 khách