Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Luật hình sự là một trong số các ngành luật mà ở đó Nhà nước nhân danh mình áp dụng hình phạt đối với người có hành vi phạm tội.
Đăng trả lời
Nam Nguyen
Thành viên
Bài viết: 7
Ngày tham gia: 03:18 - 7/4/2018
Được cảm ơn: 3 lần
Tiếp xúc:

Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by Nam Nguyen »

BITCOIN CÓ PHẢI TÀI SẢN HAY KHÔNG?
Ngày 16.5.2023, TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Hồ Ngọc Tài cùng đồng phạm cướp Bitcoin (tiền ảo) trị giá 37 tỉ đồng. Theo đó Bị cáo Hồ Ngọc Tài và Trần Ngọc Hoàng cùng mức án chung thân, các bị cáo khác bị tuyên phạt tù có thời hạn về tội Cướp tài sản.
Câu hỏi đặt ra là Bitcoin có phải tài sản hay không? Bởi lẽ tội danh của các bị cáo trong vụ án này là Cướp tài sản.
Trước khi trao đổi vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu về một tội danh chưa liên quan cho lắm, đó là tội Hiếp dâm.
Trong suốt một thời gian dài, anh, em nam giới chúng tôi đã phải chịu thiệt thòi rất lớn. Nếu không may có bị cướp mất đi sự trong trắng, bị xâm hại bởi chị em phụ nữ cũng không thể đòi lại công bằng cho mình (trừ trường hợp xử lý nữ giới là đồng phạm).
Nếu sự kiện pháp lý này xảy ra, việc bị xâm phạm quyền bất khả xâm phạm là có, hành vi vi phạm là có nhưng không thể xử lý hình sự.
TẠI SAO LẠI CÓ CHUYỆN VÔ LÝ VÀ BẤT CÔNG ĐẾN VẬY?
Theo Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967 đề cập đến “khái niệm” giao cấu như sau:
“Giao cấu: chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”
Vậy đó, bị hại chỉ có thể là phụ nữ, chỉ có danh dự của người phụ nữ mới bị chà đạp, còn của nam giới thì KHÔNG.
May mắn thay, năm 2015 Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật được ban hành, phủ nhận hiệu lực của Bản tổng kết nêu trên.
Đồng thời, Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội Hiếp Dâm:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân…”
Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán, tòa án tối cao hướng dẫn về nhóm tội xâm hại tình dục cũng có nội dung tương đồng.
Như vậy, luật quy định “người nào” không phân biệt nam hay nữ nữa. Từ nay, nam giới cũng có thể là bị hại, các chị em lưu ý không nên dại dột, manh động xâm hại anh, em chúng tôi trái ý muốn, bị xử lý hình sự đấy.
QUAY TRỞ LẠI VẤN ĐỀ BITCOIN CÓ PHẢI LÀ TÀI SẢN HAY KHÔNG?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai"
Bên cạnh đó, Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/7/2017 gửi Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định:
"Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm….”
Ngoài ra, năm 2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre xét xử vụ kiện đầu tiên về truy thu thuế tiền tiện tử Bitcoin, theo đó, tại Bản án số 22/2017/HC-ST đã nhận định:
“Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng”.
Theo đó, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã xác định tại Việt Nam, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng không phải là tài sản, hàng hóa theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại.
Như vậy, Việt Nam chúng ta đến thời điểm hiện tại không công nhận bất kỳ đồng tiền ảo nào, trong đó bao gồm cả Bitcoin là một phương tiện thanh toán, nên việc truy tố 16 bị cáo trong vụ án nêu trên còn nhiều tranh cãi. Nếu khởi tố, truy tố, xét xử những bị can nêu trên về tội "Cướp tài sản" đồng nghĩa với việc thừa nhận Bitcoin, tiền ảo là tài sản.
Điều này trái với những quy định hiện hành, gây bất lợi cho bị can, bị cáo.
Cũng sẽ có nhiều người nhận định, hành vi phạm tội là rõ bitcoin có được thừa nhận hay không thì chính bản thân nó vẫn có giá trị nên việc dùng vũ lực tước đoạt trái ý muốn của chủ sở hữu phải bị khởi tố, xét xử. Bản án như trên là hợp tình, hợp lý, đúng quy định.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, quy định hiện hành không thừa nhận nó là tài sản thì việc tuyên án về tội Cướp tài sản thật khó để không gây tranh cãi.
Thêm vào đó, Điều 206 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;”
Hiện nay, có một số người tự tổ chức đánh bạc và đánh bạc sử dụng chip hoặc token để thay thế tiền mặt. Việc làm này đương nhiên là vi phạm pháp luật.
Họ cũng tự thỏa thuận, đặt ra định mức quy đổi tương đương với giá trị tiền từ vài trăm tới vài nghìn đô.
Vậy, tình huống pháp lý đặt ra là nếu một người (trong chính nhóm chơi này) lấy trộm chip, token của người khác thì có bị xử lý về tội trộm cắp tài sản hay không?
Một người khác không tham gia việc đánh bạc, không biết giá trị quy đổi của những con chip này nhưng lấy trộm có bị xử lý về tội trộm cắp theo định mức nhóm người này tự quy định với nhau hay không?
Nghĩa vụ của Cơ quan tố tụng là đấu tranh, phòng chống tội phạm, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không được làm oan sai…
Bài viết đơn thuần là quan điểm cá nhân, trao đổi về đề pháp lý trên tinh thần xây dựng, đóng góp, không nhằm bất kỳ một mục đích nào khác.
Nguồn ảnh: Báo Pháp luật online

Từ khóa:
ducnguyendn86
Thành viên
Bài viết: 10
Ngày tham gia: 09:24 - 20/4/2018
Được cảm ơn: 9 lần
Tiếp xúc:

Re: Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by ducnguyendn86 »

Xin trao đổi với bác một vài ý như sau, cả về bài viết của bác và về vấn đề có coi tiền kỹ thuật số là tài sản hay không.
1) "Như vậy, Việt Nam chúng ta đến thời điểm hiện tại không công nhận bất kỳ đồng tiền ảo nào, trong đó bao gồm cả Bitcoin là một phương tiện thanh toán, nên việc truy tố 16 bị cáo trong vụ án nêu trên còn nhiều tranh cãi." => chỗ này lỗi lập luận. Truy tố tội cướp tài sản không cần phải coi nó là phương tiện thanh toán gì cả, chỉ cần coi nó là tài sản là đủ.
2) "Nếu khởi tố, truy tố, xét xử những bị can nêu trên về tội "Cướp tài sản" đồng nghĩa với việc thừa nhận Bitcoin, tiền ảo là tài sản" => đúng thế.
3) "Điều này trái với những quy định hiện hành, gây bất lợi cho bị can, bị cáo." => không trái với quy định hiện hành nào, trái với nhận định của Bản án số 22/2017/HC-ST của tòa Bến Tre thôi. Tòa Tp. HCM không bị ràng buộc bởi phán quyết của tòa Bến Tre, nên vẫn không có gì trái quy định pháp luật ở đây cả.
4) "Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, quy định hiện hành không thừa nhận nó là tài sản thì việc tuyên án về tội Cướp tài sản thật khó để không gây tranh cãi." => nhấn mạnh một lần nữa, quy định hiện hành không nói nó có là tài sản hay không là tài sản, mà là tòa Bến Tre nhận định như vậy, trong khi cơ sở pháp lý thì có đủ để coi nó là tài sản rồi. Dựa trên cơ sở sau: (i) Tài sản bao gồm ... quyền tài sản; (ii) quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự; (iii) bitcoin có thể giao dịch được trên thực tế, có người chấp nhận mua nó, các sàn giao dịch là minh chứng rõ nhất, giá cả biến động thì là câu chuyện khác về định giá => quyền sở hữu bitcoin là tài sản.
Trong nhận định của tòa Bến Tre mắc một lỗi lập luận đó là bản án đã ngầm nói rằng pháp luật phải quy định theo cách minh thị, liệt kê một cái gì đó là tài sản thì nó mới là tài sản, nguyên văn: "Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Cụ thể: theo Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: ... và theo Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định ...". Theo mình là áp dụng pháp luật không chuẩn thôi.
5) Bản án của tòa Bến Tre còn gây ra một hệ lụy nghiêm trọng là thất thu thuế, trong khi mục đích ngăn chặn cái ảnh hưởng xấu của giao dịch Bitcoin "ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện để chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán, tài trợ cho các giao dịch bất hợp pháp" theo như bản án nói, là không thực hiện được cả về cơ sở pháp lý lẫn hiệu quả thi hành trên thực tế. Vì chính tòa Bến Tre, tại đoạn số 2 của mục nhận định số [2], cũng ngầm thừa nhận giao dịch bitcoin không bị truy tố hình sự. Và trên thực tế chúng ta nhận thấy giao dịch bitcoin cũng không bị xử lý vi phạm hành chính gì, vì không có quy định cấm. Người giao dịch cùng lắm là bị phong tỏa tài khoản ngân hàng nếu có giao dịch bitcoin với một bên nghi ngờ rửa tiền thôi, và sau khi điều tra nếu không có dấu hiệu phạm tội thì lại được mở phong tỏa để sử dụng tài khoản ngân hàng như bình thường. Nói chung theo mình đánh giá thì bản án 22/2017/HC-ST của tòa Bến Tre là một bản án tồi cả về mặt kỹ thuật pháp lý lẫn ý định chính sách. Bản án của tòa TP. HCM đáng được hoan nghênh hơn.
htgame1993
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 15:30 - 27/4/2018
Tiếp xúc:

Re: Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by htgame1993 »

Về vấn đề này, mặc dù bản thân cũng là một người không ủng hộ và khá là không thích bitcoin, nhưng dưới góc độ pháp lý, thì tôi có một số nhận định như sau:
Việc bitcoin "chưa được quy định là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng", và "không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp", và "dùng làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm" không hề phủ nhận đi rằng bitcoin vẫn được công nhận là loại tài sản hợp pháp, mà chỉ ngăn chặn việc đưa bitcoin vào lưu thông trong hệ thống kinh tế. Do vậy, đây là vẫn được coi là một TÀI SẢN HỢP PHÁP nếu không đưa vào lưu thông (do không bị cấm). Là một tài sản hợp pháp, dưới dạng sưu tầm, tích trữ, dưới góc độ pháp luật Việt Nam, bitcoin vẫn có giá trị và được công nhận giá trị bởi những người sở hữu tài sản là bitcoin nói chung (cũng giống như các bức tranh được sưu tầm, giá trị có thể lên đến hàng triệu $ trong mắt các nhà sưu tầm nhưng chẳng có giá trị gì đối với những người không biết). Chính vì vậy, không thể phủ nhận đi được giá trị của loại "tài sản đặc biệt" này chỉ vì nó không được đưa vào lưu thông.
Khakhokhao
Thành viên
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 23:17 - 18/2/2020
Được cảm ơn: 2 lần
Tiếp xúc:

Re: Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by Khakhokhao »

1. So sánh tội hiếp dâm với cướp tài sản là nhóm tội có hai khách thể khác nhau, không có sự tương đồng thì chả liên quan gì đến nhau, lạc tông. Sự thay đổi quy định về chủ thể phạm tội của tội hiếp dâm càng không liên quan đến thay đổi đối tượng của tội cướp tài sản.
2 Tranh cãi chính nhất vẫn nằm ở việc bitcoin có phải là tài sản hay không? Việc tòa lập luận tội cướp tài sản là tội hình thức và các bị cáo lên kế hoạch cướp số tiền... thì chưa lí giải chính xác lí do tại sao bitcoin không phải là tài sản. Bản thân tòa án cũng nói rằng bitcoin chưa là tiền tệ và phương thức thanh toán nhưng không giải thích ảnh hưởng của việc này thì chưa hợp lí.
3. Nếu không xử tội cướp thì sẽ tạo tiền lệ xấu và rõ ràng bản chất các đối tượng thực hiện hành vi đầy đủ của tội cướp tài sản chỉ khác đối tượng của tội phạm chưa công nhận tài sản, nhưng các đối tượng có thể đổi bitcoin thành tiền. Ngược lại, nếu tuyên vô tội vì bitcoin chưa phải là tài sản thì cũng có cơ sở.
4. Công văn trên của NHNN không phải văn bản quy phạm pháp luật, và NHNN cũng không phải cơ quan có thẩm quyền xác định bitcoin có phải là tài sản hay không, trong nội dung cv trên cũng chỉ đề cập tiền tệ và thanh toán. Nên trích dẫn mình cv không hợp lí.
5. Vấn đề ở đây nằm ở cách hiểu, như nói ở 1, tòa đang hiểu là nó không được thừa nhận chưa phải là tài sản nhưng không phải là quy phạm cấm, trong khi cv NHNN lại hiểu quy phạm cấm. Nếu cấm bitcoin không phải là tài sản không được phép giao dịch ở VN, tức không thể đổi thành tiền ở VN thì chắc có chút hi vọng cho các bị cáo. Còn tội hình thức cũng không ảnh hưởng đến việc tuyên các bị cáo phạm tội hay không khi mấu chốt nằm ở 2.
6. Token hay chip trong đánh bạc là công cụ để các đối tượng quy đổi ra tiền tham gia đánh bạc chứ đâu phải là công cụ thanh toán trong lĩnh vực ngân hàng đâu mà xử lí đối với tội trên.
7. Tòa án tỉnh bến tre xác định.... thực chất họ chỉ giải thích và áp dụng quy định pháp luật và nhận định chưa phải là tài sản chứ không phải đưa ra một điều luật hay xác định một cách độc lập.
wanna68
Thành viên
Bài viết: 9
Ngày tham gia: 15:45 - 14/11/2022
Đã cảm ơn: 16 lần
Được cảm ơn: 8 lần
Tiếp xúc:

Re: Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by wanna68 »

Bitcoin ko phải tài sản và quan trọng nhất bitcoin ko định giá và ko quy đổi vì pháp luật nghiêm cấm. Trong khi cấu thành tội cướp theo khung 4 là phải định lượng tức phải định giá, mà điều 215 Bltths quy định phải định giá, ko định giá thì ko biết dựa vào đâu xử khung 4. Vì ko thỏa mãn cấu thành tội phạm. Quan điểm của tôi xuyên suốt bài bào chữa . Còn bitcoin ko phải tài sản thì quá rõ rồi, luật, các văn bản đều có cả rồi.
seofm
Thành viên
Bài viết: 8
Ngày tham gia: 20:57 - 23/8/2021
Được cảm ơn: 14 lần
Tiếp xúc:

Re: Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by seofm »

Bản án này là 1 tiền lệ, có thể hiểu PL Hình sự đã công nhận BTC là tài sản! Tuy nhiên, để bitcoin được PLDS thừa nhận thì phải để thực tiễn nó phát sinh nhu cầu đến mức cần điều chỉnh, các quan hệ tranh chấp nó khá rõ cần điều chỉnh thì mới đưa vào luật, góp ý luật mới sửa đổi.. Một số nước trên thế giới cũng đã coi BTC là một loại hình tài sản. Quan điểm tác giả phù hợp với những quy định của PL hiện nay, theo qd cá nhân, các bị cáo bị xét xử về tội Cướp ts là đúng, tuy nhiên trên phương diện xét yếu tố định khung có liên quan đến BTC, việc xét xử các bị cáo theo khoản 4 cần phải xem xét lại.
minhthuluc
Thành viên
Bài viết: 4
Ngày tham gia: 14:15 - 15/10/2021
Tiếp xúc:

Re: Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by minhthuluc »

Lại nhớ đến hướng dẫn về cướp vàng giả.
Trường hợp bị cáo có ý chí cướp vàng giá 20triệu nhưng sau khi cướp phát hiện là vàng giả giá chỉ 200k thì vẫn định tội bị cáo theo giá trị vàng thật tương đương là 20 triệu (đại ý là như vậy).
Điều này nhấn mạnh rằng hành vi của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội ở chỗ ý chí của bị cáo khi thực hiện hành vi là muốn chiếm đoạt, xâm phạm quyền tài sản của người khác trị giá 20 triệu nên cần xử với mức án phù hợp với ý chí chủ quan và mục đích phạm tội.
Tương tự trong trường hợp này, bitcoin tuy chưa phải là tài sản theo quy định nhà nước. Nhưng các bị cáo biết giá trị của Btc và mục đích khi thực hiện hành vi là muốn chiếm đoạt 1 giá trị thực tế tương đương, từ ý chí chủ quan đó định ra mức độ nguy hiểm với xã hội và hình phạt.
Theo mình thì ko sai, tuy nhiên tất nhiên sẽ có tranh cãi và cả những khó khăn khi thực hiện.
kimtan2021
Thành viên
Bài viết: 1
Ngày tham gia: 21:31 - 1/7/2020
Tiếp xúc:

Re: Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by kimtan2021 »

Thứ nhất: Công văn 5747/NHNN-PC không phải văn bản quy phạm pháp luật cho nên nó không có giá trị pháp lý.

Thứ hai: Điều 115 BLDS: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác".
Ở đây, BTC không được công nhận là phương tiện thanh toán nhưng nó vẫn là tài sản theo điều 115.

Thứ ba: Người sở hữu BTC lưu trữ (thực hiện quyền chiếm hữu) BTC bằng một tài khoản có mã pin. Việc dùng vũ lực để ép người sở hữu BTC chuyển tài khoản và mã PIN cho mình (tước đoạt quyền chiếm hữu của chủ sở hữu) chính là hành vi cướp tài sản.
Trâm
Thành viên
Bài viết: 3
Ngày tham gia: 09:12 - 10/8/2022
Được cảm ơn: 12 lần
Tiếp xúc:

Re: Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by Trâm »

Quan điểm của chủ thread rất hay. Vụ án này em/mình có theo dõi và nghiên cứu từ rất lâu, quan điểm từ phía VKS truy tố tội cướp này tập chung vào ý chí của các bị cáo ngay từ đầu là tập trung vào tiền và dựa vào số tiền mà các bị cáo quy đổi từ tiền ảo trên ra tiền pháp định để truy tố. Vẫn có thể tạm thời coi có phần hợp lý, nhưng câu hỏi mình đặt ra trong trường hợp trên rằng, nếu các bị cáo ngay tại thời điểm dùng vũ lực, đe doạ để lấy được số lượng tiền ảo đó nhưng không thực hiện hành vi quy đổi ra tiền pháp định (VNĐ) thì có được truy tố là tội "Cướp tài sản" không?
Lê Hữu Sơn
Thành viên gắn bó
Bài viết: 43
Ngày tham gia: 11:32 - 21/4/2018
Đã cảm ơn: 28 lần
Được cảm ơn: 8 lần
Tiếp xúc:

Re: Bitcoin có phải là tài sản hay không?

Bài viết chưa xem by Lê Hữu Sơn »

Bài viết hay, tuy nhiên có 1 khía cạnh e nghĩ bác đã bỏ qua và nên phân tích thêm, tội cướp tài sản là cấu thành vật chất hay cấu thành hình thức, từ khía cạnh này cũng sẽ có thể đưa ra khía cạnh còn lại của vấn đề là cơ sở để toà án ra phán quyết trong vụ án này.
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 6 khách