Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cập nhật mới năm 2024

Luật sở hữu trí tuệ là một trong những môn học phải nói là khá quan trọng, không chỉ quan trọng ở trường học mà nó sẽ là quan trọng khi Việt Nam mình tham gia các Hiệp định Thương mại Quốc tế khác
Đăng trả lời
luatthiendi
Thành viên
Bài viết: 15
Ngày tham gia: 17:26 - 10/2/2023
Được cảm ơn: 17 lần
Tiếp xúc:

Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cập nhật mới năm 2024

Bài viết chưa xem by luatthiendi »

Để được cấp giấy pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ cơ sở kinh doanh sẽ phải trải qua một bài kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây là nội dung mà các doanh nghiệp cần hiểu biết về quá trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở.1. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là gì và lý do phải thực hiện?1.1. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?Kiểm tra an toàn thực phẩm là một trong nhiều thủ tục được Nhà nước đưa ra nhằm đảm bảo thực phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng. Vì có nhiều công việc chuẩn bị thực phẩm diễn ra sau những cánh cửa đóng kín, nên khách hàng thường không biết sản phẩm của họ được sản xuất như thế nào và chúng có phù hợp để tiêu thụ hay không.Kiểm tra được sử dụng để đảm bảo các sản phẩm thực phẩm không bị ô nhiễm theo bất kỳ cách nào. Các sản phẩm thực phẩm như thịt sống có thể nguy hiểm nếu không được chế biến đúng cách. Ngoài ra, nếu không có quy trình làm sạch, vệ sinh đúng cách, các mầm bệnh có hại có thể lây lan nhanh chóng.Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên là một cách hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hoạt động xử lý thực phẩm kém và khả năng lây lan bệnh truyền qua thực phẩm.1.2. Tại sao phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩmNhư bạn biết, các công đoạn chế biến, sản xuất thực phẩm thường diễn ra bên trong nhà bếp, nhà xưởng; do đó khách hàng không biết sản phẩm của họ được sản xuất như thế nào và chúng có phù hợp để tiêu thụ hay không. Các sản phẩm thực phẩm như thịt sống có thể nguy hiểm nếu không được chế biến đúng cách. Ngoài ra, nếu không có quy trình làm sạch và vệ sinh đúng cách, các mầm bệnh có hại có thể lây lan nhanh chóng. Việc kiểm tra được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không bị ô nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào. Kiểm tra ATTP thường xuyên là một cách hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng tránh gặp phải thực phẩm giả, kém chất lượng và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Mặt khác, khi toàn cầu hóa và sản xuất ở nước ngoài gia tăng, nhu cầu ngày càng tăng để đảm bảo tiêu chuẩn cao về kiểm soát chất lượng thực phẩm trên toàn cầu. Những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ, các cơ sở nhà máy khác nhau giữa các thị trường, cũng như các khuôn khổ pháp lý đa dạng và đang phát triển nhanh chóng, thách thức đặt ra bởi vấn đề thiết yếu của quy trình kiểm tra thực phẩm là rất rõ ràng. Nếu không có các biện pháp phòng ngừa đi kèm với việc kiểm tra thực phẩm ở mọi giai đoạn sản xuất, các doanh nghiệp có nguy cơ gây thiệt hại cho thương hiệu của mình do không đạt được chất lượng mà khách hàng mong đợi. Đặt vấn đề đảm bảo khách hàng và tính toàn vẹn của thương hiệu sang một bên, chi phí kết hợp để trả cho các dịch vụ kiểm tra có thể ít hơn tới 90% so với chi phí phải trả khi sản xuất thực phẩm nhập khẩu không tuân thủ.Vì vậy, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết và bắt buộc. Đặc biệt, quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cần được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên.2. Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cập nhật mới nhất năm 2024Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành qua 3 bước sau đây:Bước 1: Kiểm nghiệm mẫu thành phẩmCơ quan chức năng sẽ thực hiện lấy mẫu thành phẩm của thực phẩm tại cơ sở kinh doanh. Sau đó mẫu thành phẩm sẽ được mang về để phân tích thành phần và kiểm nghiệm chất lượng an toàn dựa theo quy chuẩn được nhà nước ban hành.Lấy mẫu thành phẩm là bước quan trong khi thực hiện kiểm tra vệ sinh ATTP. Nó giúp đánh giá sự phù hợp của thực phẩm với các chỉ số an toàn và chỉ tiêu chất lượng. Tùy thuộc vào mỗi loại thực phẩm, sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu đánh giá khác nhau.Bước 2: Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượngHồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bao gồm các loại giấy tờ sau:
  • Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm trong vòng 12 tháng.
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ hức, các nhân (bản thảo có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với đối tượng cần phải cấp).
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Nội dung nhãn phụ sản phẩm (nếu là hàng nhập khẩu).
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Bản tự công bố sản phẩm hoặc bản đăng ký công bố sản phẩm
Hồ sơ công bố chất lượng sau khi được nộp tới cơ quan chức năng, nếu còn thiếu giấy tờ hay sai sót nội dung cần nhanh chóng chỉnh sửa, bổ sung kịp thời. Bởi nếu để kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh. Đặc biệt, việc này còn tạo cơ hội cho đối thủ kinh doanh mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng.Sau khi có kết quả kiểm tra vệ sinh ATTP, nếu mẫu thành phẩm mang về được đánh giá không đạt chất lượng an toàn thực phẩm (hay thực phẩm bẩn) sẽ bị cơ quan thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật và yêu cầu tiêu hủy số thực phẩm không đảm bảo trên.Có rất nhiều đơn vị tưởng nộp hồ sơ tự công bố thực phẩm xong là xong, nhưng thực ra cơ quan chức năng sẽ hậu kiểm theo bước 3 và nếu sai phạt sẽ bị xử phạt theo nghị định 15/2018/ NĐ- CP.Nếu Quý Khách Hàng muốn yên tâm khi kinh doanh và tránh bị phạt khi hậu kiểm hồ sơ công bố thực phẩm thì liên hệ Công ty Thiên Di để được hỗ trợ làm hồ sơ công bố đúng quy định, an toàn khi cơ quan chức năng hậu kiểm. Đặt biệt, chúng tôi còn đồng hành cùng Khách Hàng khi cơ quan chức năng hậu kiểm. Vì vậy, Quý Khách hãy yên tâm liên hệ Công ty Thiên Di để được hỗ trợ tốt nhất theo số Hotline: 0868 083 683 - 0981 317 075.Bước 3: Tiến hành xử phạt đơn vị kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩmHiện nay các điều khoản phạt cho từng nội dung vi phạm về an toàn thực phẩm được quy định tại nghị đinh 15/2018/ NĐ-CP.3. Cơ quan nào kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩmTại Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 9/11/2023) quy định cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra như sau:1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh;c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp huyện; giao Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn;d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.3. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.Như vậy, cơ quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm bao gồm:- Cục An toàn thực phẩm;- Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu;- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trạm Y tế xã.- Sở An Toàn Thực Phẩm TP. HCM đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM.4. Kiểm tra VSATTP đối với hàng nhập khẩuTheo quy định mới nhất hiện nay về kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành gồm 3 phương thức như sau:Phương pháp kiểm tra giảmLà hình thức kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm do cơ quan hải quản lựa chọn và thực hiện. Phương thức này được áp dụng trên các trường hợp hàng hóa đã xác nhận đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP do cơ quan có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra ATTP mà Việt Nam là thành viên, có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đối với lô hàng, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc đã có ba lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường, hoặc được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.Phương thức kiểm tra thông thườngÁp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp thuộc đối tượng kiểm tra giảm hoặc kiểm tra chặt. Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng).Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.Phương thức kiểm tra chặtKiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm: Áp dụng đối lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó hoặc không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có) hoặc có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng).Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Người quản lý có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.Trên đây là nội dung về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mà các cơ sở sản xuất thực phẩm cần phải biết và thực hiện. Đây cũng là bước quan trọng để cấp giấy phép ATTP. Quý khách cần liên hệ công ty dịch vụ đăng ký làm giấy phép ATTP hãy liên hệ với đội ngũ THIÊN DI. Dịch vụ tại THIÊN DI sẽ làm bạn hài lòng bởi sự nhanh chóng hiệu quả, chỉ mất khoảng 1 tháng là bạn đã có được giấy chứng nhận VSATTP.Xem thêm: Làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao nhiêu tiềnĐịa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCMĐiện thoại: 028.6293 9377 - 0868 083683 - 0981 317 075Email: info@luatthiendi.comWebsite: luatthiendi.com
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Bing [Bot] và 23 khách