Bài tập tình huống môn luật dân sự giải như vậy đã chính xác chưa?

Luật dân sự là một nhánh pháp luật chuyên giải quyết những cuộc tranh chấp giữa các cá nhân và các tổ chức mà trong đó bên chịu thiệt hại có thể nhận được bồi thường.
Đăng trả lời
minhanh
Thành viên gắn bó
Bài viết: 35
Ngày tham gia: 22:45 - 21/4/2018
Đã cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 3 lần
Tiếp xúc:

Bài tập tình huống môn luật dân sự giải như vậy đã chính xác chưa?

Bài viết chưa xem by minhanh »

Mọi người xem giúp em bài tập tình huống môn luật dân sự này giải như vậy đã chính xác chưa? Còn phải sửa hay bổ sung chỗ nào không ạ? Em cảm ơn nhiều!!

Minh thuê Nam chở 1 bộ bàn ghế sofa từ Hà Nội vào Vinh với giá là 2 triêu động. Sau khi chở về Vinh, Nam đem bàn ghế đến giao cho Minh thì Minh nói chưa có tiền trả và đề nghị Nam cho mình nợ, 1 tháng sau sẽ trả. Nam không đồng ý và nói sẽ đem bàn ghế về, khi nào Minh thanh toán tiền thì sẽ giao bàn ghế cho Minh. Minh không đồng ý và cho rằng bàn ghế thuộc sở hữu của mình, Nam không có quyền chiếm giữ khi Minh không đồng ý.
Hỏi: 
1.Theo anh (chị), Minh lập luận có hợp lý không? Nếu anh (chị) là Nam thì, dựa vào quy định của BLDS 2015, anh (chị) sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

2.Giả sử 2 tháng sau, Minh đem tiền đến trả, nếu hai bên không có thỏa thuận, dựa vào quy định của BLDS 2015, Nam được yêu cầu Minh thanh toán những khoản tiền gì? Cụ thể bằng bao nhiêu (đối với các khoản xác định được cụ thể).

Trả lời

1.Minh lập luận như vậy có lý vì thời điểm xác lập quyền sở hữu trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định thì thời điểm tài sản được chuyển giao là thòi điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (căn cứ theo khoản 1 điều 161 BLDS 2015).

Tuy nhiên Minh đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán tài sản. Căn cứ theo khoản 2 điều 440 thì trong trường hợp này, nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản. Nhưng tại thời điểm nhận tài sản, Minh đã đề nghị Nam cho nợ sau 1 tháng sẽ trả do chưa có tiền nhưng Nam không đồng ý. Nên trường hợp này dẫn chiếu đến điều 357 về Trách nhệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo đó: 

+ Bên có nghĩa vụ phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi phát sinh do chậm trả tiền xác định theo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 điều 468, tức không vượt quá 20%/năm.

+ Nhưng các bên không có thỏa thuận nên mức lãi suất sẽ được xác định theo khoản 2 điều 468. Theo đó, mức lãi suất xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn trong quy định tại khoản 1 điều này tại thời điểm trả nợ.

2. Theo như lời đề nghị của Minh là trả tiền sau 1 tháng. Nhưng 2 tháng sau Minh mới đến trả (trong trường hợp này các bên không có sự thỏa thuận) thì Minh phải trả lãi đói với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Căn cứ theo khoản 2 điều 468 thì mức lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều này bởi các bên không có thỏa thuận.

Bên cạnh việc trả lãi do vi phạm trách nhiệm trả tiền, Minh còn phải trả cho Nam một khoản chi phí hợp lý cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản trong thời gian Minh chậm trả tiền.
Đăng trả lời
  • Similar Topics
    Trả lời
    Xem
    Bài viết mới nhất

Ai đang trực tuyến?

Người dùng duyệt diễn đàn này: Bing [Bot] và 5 khách